Trong mỗi mùa tuyển sinh, ngành Luật là một trong những ngành học được nhiều thí sinh quan tâm hơn cả. Đây là ngành học “hot” với cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Vậy “Ngành Luật là gì?Nên học ngành luật nào? Ra trường làm gì?”, bài viết dưới đây sẽ lần lượt giải đáp những câu hỏi này. Mong rằng, với những thông tin dưới đây không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành Luật, mà hơn hết, sẽ là cơ sở quan trọng để bạn chọn cho mình một ngành nghề phù hợp, hướng đến một tương lai thành công. Bên cạnh Bài sửa đề thi IELTS WRITING TASK 2 ngày 22/8/2020 của HS đi thi đạt 7.0 writing, IELTS TUTOR sẽ cung cấp nhiều kiến thức quan trọng về du học Nhật Bản để bạn có kế hoạch hoàn hảo nhất cho hành trình du học của bản thân.
I. Ngành luật là gì?
1. Giới thiệu chung
IELTS TUTOR lưu ý:
- Ngành Luật là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc một lĩnh vực đời sống xã hội nhất định. Trong đó có các lĩnh vực chính như: thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, chấp hành viên, công chứng viên, điều tra viên hoặc chuyên viên pháp lý.
- Ví dụ: Luật Hiến pháp (hay còn gọi là Luật nhà nước) là một ngành luật gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ cơ bản về tổ chức quyền lực Nhà nước, về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, chế độ bầu cử, quyền và nghĩa vụ của công dân, về quốc tịch.
2. Tại sao nên học ngành luật
IELTS TUTOR lưu ý:
- Cơ hội việc làm rộng mở: bạn sẽ dễ dàng tìm thấy một cơ hội việc làm rộng mở ở trong các cơ quan nhà nước, hay các văn phòng công ty Luật. Thậm chí ở các doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân, đều cần đến một nhà tư vấn luật, vì khi tham gia bất cứ hoạt động nào thì cần có pháp luật bảo vệ và điều chỉnh.
- Bảo vệ bản thân và gia đình: Biết tuân thủ theo những quy định của Pháp luật, biết đánh giá mối quan hệ đúng sai, phù hợp hay chưa phù hợp là một cái nhìn khách quan mà chỉ có những người học luật mới có thể đánh giá được. Bài viết này đề cao vai trò của những người học và theo ngành nghề luật, bởi chúng ta nghiên cứu về luật là chúng ta nghiên cứu về chân lý, lẽ phải, những điều tỏ bày cho chúng ta trong cuộc sống.>> IELTS TUTOR có hướng dẫn kĩ PHÂN TÍCH ĐỀ THI THẬT TASK 2 (dạng advantages & disadvantages) NGÀY 04/8/2020 IELTS WRITING GENERAL MÁY TÍNH (kèm bài được sửa hs đi thi)
- Được xã hội coi trọng: Nghề luật có vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống và được xã hội coi trọng. Những người làm nghề luật đang hàng ngày, hàng giờ thầm lặng góp phần bảo vệ lẽ phải, công bằng xã hội. Người Nhật Bản thường trân trọng gọi ba nghề bằng từ “thầy”: thầy giáo, thầy thuốc và thầy cãi (luật sư).
- Có thu nhập tốt: Luật sư không được Nhà nước trả lương mà nguồn thu nhập của họ là do khách hàng trả. Nhưng các bạn có biết không, thu nhập của luật sư ở nước ngoài còn cao hơn nhiều so với lương của thẩm phán. Tại nhiều nước, nghề luật sư có thu nhập cao thứ hai trong các ngành nghề của xã hội, chỉ sau bác sĩ nha khoa.
3. Các ngành luật cơ bản ở Việt Nam
IELTS TUTOR lưu ý:
- Luật Nhà nước (Constitutional Law) (còn gọi là Hiến pháp – luật gốc)
- Luật hành chính (Administrative Law)
- Luật tài chính (Finance Law)
- Luật đất đai (Land Law)
- Luật dân sự (Civil Law)
- Luật lao động (Labour Law)
- Luật hôn nhân và gia đình (Marriage and Family Law)
- Luật hình sự (Criminal Law)
- Luật tố tụng hình sự (Criminal Procedure Law)
- Luật tố tụng dân sự (Civil Procedure Law)
- Luật kinh tế (Economic Law)
- Luật quốc tế (International Law)
II. Học ngành luật thì cần những gì?
IELTS TUTOR lưu ý:
- Yêu thích sự tranh luận: Luật sư là người có khả năng phân tích nhằm đưa ra những quan điểm chính xác cùng lý luận sắc bén kết hợp cùng nền tảng kiến thức vững chắc của bản thân để tiến hành thuyết phục thẩm phán và bồi thẩm đoàn rằng lý lẽ đưa ra là hoàn toàn thuyết phục. Trong các cuộc tranh luận, nếu bạn luôn là người đưa ra được những ý kiến đầy sức thuyết phục và nhận được sự đồng tình của mọi người thì khi đó bạn đã sở hữu được một trong những tố chất quan trọng của một người làm luật.
- Khả năng giải quyết vấn đề: Khi trở thành một luật sư, các bạn sẽ phải đối mặt với không ít các vấn đề khó khăn và hóc búa. Chính vì vậy, việc sở hữu cho mình kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp bạn thành công. Trong trường hợp bạn bè bạn gặp khó khăn, bạn có thể dễ dàng đề xuất hướng giải quyết vấn đề của họ một cách nhanh chóng và hiệu quả. Bạn thích giải quyết khó khăn và thử thách, ngành luật sẽ là ngành thích hợp với bạn.
- Kiên trì và nhẫn nại: Kiên trì và nhẫn nại là một tố chất không thể thiếu của người làm luật. Bạn cần cố gắng kiên trì theo đuổi cho tới khi bạn "chiến thắng" trong cuộc tranh tụng. Sự kiên trì sẽ giữ cho bạn không phải bỏ cuộc hay lẫn trốn khi gặp các vấn đề hoặc khó khăn, thách thức phía trước.
- Có năng lực đàm phán và lắng nghe tốt: Ngoài những yếu tố trên, người học luật cần phải trau dồi khả năng đàm phán và kỹ năng lắng nghe. Trước mỗi sự vụ, luật sư cần phải mềm mỏng, uyển chuyển để thích ứng với hoàn cảnh thực tế đang diễn ra.
- Có tính "tấn công": Tính "tấn công" ở đây được hiểu là sự mạnh mẽ, bộc trực, dám nghĩ dám làm, là một người không sợ thử thách, khó khăn, vững vàng trước mọi cám dỗ. Khi đó bạn sẽ có thể giúp đỡ, hỗ trợ thân chủ của mình trước mọi rào cản, khách quan để tìm lại và bảo vệ công lý.
- Có khả năng thuyết phục: Là một luật sư, bạn luôn phải thuyết phục mọi người, để họ lắng nghe những gì bạn nói. Sức mạnh của thuyết phục chính là giúp xoay chuyển ý kiến của tòa theo hướng có lợi cho khách hàng và thuyết phục khách hàng của bạn rằng những gợi ý của bạn là tốt nhất cho họ. Cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập trên mọi lĩnh vực, việc sở hữu năng lực ngoại ngữ tốt sẽ giúp các bạn dễ dàng thăng tiến trong công việc.
III. Chi tiết các ngành luật
IELTS TUTOR lưu ý:
- Ngành luật dân sự: Ngành luật dân sự sẽ trang bị cho người học các kiến thức về chuyên ngành luật dân sự như các hợp đồng lao động, hợp đồng dân sự, luật thừa kế, thủ tục tố tụng dân sự, các vấn đề về sở hữu công nghiệp, luật hôn nhân gia đình, v.v. Những môn học tiêu biểu của ngành luật dân sự là luật sở hữu trí tuệ, luật dân sự, luật đất đai, luật thuế, luật hôn nhân và gia đình, luật lao động, v.v.
- Ngành luật thương mại: Ngành luật thương mai là các kiến thức pháp luật về tài chính, kinh tế, ngân hàng, đất đai, thuế, v.v. Khi học ngành luật thương mại, sinh viên sẽ học những môn học tiêu biểu như luật thương mại quốc tế, luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật phá sản, luật cạnh tranh, v.v. Ngoài ra, những sinh viên theo học luật thương mại cũng cần biết và hiểu về những kiến thức liên quan đến luật sở hữu trí tuệ, luật dân sự, luật môi trường, luật đất đai, v.v.
- Ngành luật hành chính: Sinh viên học ngành luật hành chính sẽ được đào tạo chuyên sâu về lý luận Nhà nước pháp luật, cách hoạt động của bộ máy nhà nước, kiến thức cơ cấu tổ chức, v.v.
- Những môn học nổi bật của chuyên ngành luật hành chính là Pháp luật hành chính và kinh tế thị trường, Pháp luật về khiếu nại, tố cáo, Pháp luật hành chính với việc đảm bảo quyền con người, quyền con người, quyền công dân, Tài phán hành chính, Pháp luật về công chức, viên chức, Phân cấp trong quản lý nhà nước, v.v.
- Ngành luật hình sự: Với ngành luật hình sự, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức về hình sự. Những môn học tiêu biểu của ngành luật hình sự có thể kể đến là Đấu tranh phòng chống tội phạm, Tội phạm học, Tâm thần học tư pháp, Tâm lý học tư pháp, Giám định pháp y, Trách nhiệm hình sự và hình phạt, Khoa học điều tra hình sự, Thủ tục giải quyết các vụ án hình sự, v.v.
- Ngành luật quốc tế: Ngành luật quốc tế sẽ đào tạo sinh viên theo 3 khối kiến thức cơ bản: Khối kiến thức về lĩnh vực Công pháp quốc tế, Khối kiến thức về Luật so sánh và Luật thương mại quốc tế và Khối kiến thức về lĩnh vực Tư pháp quốc tế. Ngành luật quốc tế cung cấp các kiến thức liên quan đến chức năng đối ngoại của nhà nước trong các mối quan hệ quốc tế. Kỹ năng đàm phán hợp đồng ngoại thương, lựa chọn và vận dụng pháp luật của các quốc gia cũng như giải quyết các tranh chấp dân sự mà có những yếu tố nước ngoài, v.v.
- Ngành Quản trị – Luật: Sinh viên theo đuổi ngành Quản trị – Luật sẽ được trang bị các kiến thức về quản trị, kinh doanh và các điều luật nền tảng nghề nghiệp cho các nhà tư vấn và quản trị. Các môn học của ngành Quản trị – Luật là Luật tố tụng hành chính, Pháp luật về chủ thể kinh doanh Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Lao động, Hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Luật cạnh tranh, Luật Thương mại Quốc tế.
- Ngoài ra, các sinh viên của ngành này còn được đào tạo về những kỹ năng hoạch định phát triển doanh nghiệp, cùng những kiến thức về các vấn đề quản trị và pháp lý trong doanh nghiệp.
IV. Nên học luật ở đâu là tốt nhất
1. Học luật ở Việt Nam
IELTS TUTOR lưu ý:
- Đại học Luật Hà Nội: Trường Đại học Luật Hà Nội là trường Đại học công lập ở Việt Nam được thành lập vào năm 1979. Tên tiếng Anh là Hanoi Iaw University. Lúc đầu, trường có tên là trường Đại học Pháp lý Hà Nội trên cơ sở hợp nhất Khoa Pháp lý của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Trường Cao đẳng Pháp lý, khi mới thành lập trường chỉ có 4 khoa đào tạo chuyên ngành đến mãi năm 1993, Bộ Tư Pháp đã quyết định đổi tên trường thành trường Đại học Luật Hà Nội. Trường trực thuộc Bộ Tư Pháp và chịu sự quản lý về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh: Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày 30/3/1996, trực thuộc Đại học Quốc gia TP. HCM, trên cơ sở sáp nhập Phân hiệu Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh và Khoa Luật Trường Đại học Tổng hợp TP. HCM. Đến ngày 10/10/2000, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 118/2000/QĐ-TTg về việc thay đổi tổ chức của Đại học Quốc gia TP. HCM, theo đó trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh tách ra khỏi Đại học Quốc gia, trở thành Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo như hiện nay.
- Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội: Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội là trung tâm đào tạo, nghiên cứu luật uy tín và có truyền thống của đất nước với hơn 40 năm hình thành và phát triển. Ngày 30 tháng 7 năm 1976, Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp ban hành Quyết định số 1087 thành lập Khoa Pháp lý thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội - cơ sở đào tạo cử nhân luật đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất, tiền thân của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay. Hiện tại, Khoa Luật là cơ sở đào tạo luật đứng thứ 2 ở miền Bắc nước ta sau Đại học Luật Hà Nội. Để trở thành sinh viên khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội bạn phải vượt qua kỳ thi đánh giá năng lực do trường Đại học Quốc Gia Hà Nội tổ chức.
- Trường Đại Học Luật Huế: Trường Đại học Luật - Đại học Huế là trường đại học công lập - Là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học về lĩnh vực pháp luật, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ về khoa học xã hội - nhân văn; tổ chức các dịch vụ pháp lý; cung cấp nguồn nhân lực, sản phẩm khoa học, dịch vụ pháp lý có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước.
- Khoa Luật trường Đại Học Cần Thơ: Khoa Luật Đại học Cần Thơ được thành lập vào năm 2000 trên cơ sở phát triển từ Bộ môn Luật được thành lập vào tháng chín năm 1998. Khoa Luật giữ vai trò đào tạo nguồn nhân lực trình độ Cử nhân Luật cho vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Khoa đào tạo 3 ngành: Luật Thương Mại, Luật Tư Pháp và Luật Hành Chính.>> IELTS TUTOR có hướng dẫn kĩ Hướng dẫn đề thi IELTS 21/11/2020 bài WRITING TASK 1 (map) về school library (kèm bài sửa cho HS đi thi)
2. Học luật ở nước ngoài
a. Tại Anh
IELTS TUTOR lưu ý:
- University of Cambridge: Trọng tâm của chương trình đào tạo cử nhân là Luật tiếng Anh, những bạn vẫn có nhiều cơ hội để nghiên cứu các hệ thống pháp lý khác, bao gồm Luật dân sự, Luật EU và Luật quốc tế. Các bạn sinh viên cũng có thể nghiên cứu các khía cạnh lý thuyết và xã hội học của pháp luật, chẳng hạn như Luật học hoặc Tội phạm học.
- University of Oxford: Điểm mạnh của chương trình Luật tại Oxford đó là dạy cho các bạn sinh viên cách tự suy nghĩ và phát triển quan điểm của riêng mình về lý do có sự khác nhau giữa các bộ luật và liệu chúng có hiệu lực hay cần phải sửa đổi.
- London School of Economics and Political Science (LSE): Cũng là một trung tâm được xếp hạng hàng đầu về học thuật, Khoa Luật của LSE là một trong những khoa lớn nhất tại trường. Khi học tập tại đây, các bạn sinh viên sẽ được trang bị những nền tảng kiến thức pháp luật, cũng như phát triển các kỹ năng phân tích và nghiên cứu của mình.
b. Tại Mỹ
IELTS TUTOR lưu ý
- Đại học Columbia: Tỷ lệ vượt qua kỳ thi Bar (kỳ thi luật sư đoàn): 92%. Điểm LSAT (điểm trong kỳ thi trường Luật) trung bình: 171. Trường Luật Columbia học phí lên tới 62.700 đôla Mỹ. Tuy nhiên, sinh viên tốt nghiệp trường này đều có khả năng tìm được công việc tốt. 77% sinh viên tốt nghiệp được làm việc trong tòa án liên bang hoặc có một công việc toàn thời gian ở những công ty luật lớn.
- Đại học Pennsylvania: Tỷ lệ vượt qua kỳ thi Bar: 98%. Điểm LSAT: 169. 75% sinh viên tốt nghiệp được đảm bảo vị trí làm việc trong tòa án liên bang hoặc trong những công ty luật lớn và 90% làm những công việc toàn thời gian.
- Đại học Chicago: Tỷ lệ vượt qua kỳ thi Bar: 92%. Điểm LSAT trung bình: 170. Trường Luật của Đại học Chicago tự hào với tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm tốt rất cao (80%). Và 54% sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm tại các công ty luật lớn với hơn 500 nhân viên.
V. Học luật thì ra trường làm nghề gì?
IELTS TUTOR lưu ý
- Công chứng viên: Tốt nghiệp ngành luật bằng có thể ứng tuyển vị trí công chứng viên. Đây là người tư vấn và thẩm định công chứng cho khách hàng. Công chứng viên còn chịu trách nhiệm soạn thảo, thẩm định hợp đồng, hồ sơ theo quy định pháp luật. Trong ngành luật, công chứng viên còn là người hỗ trợ cho luật sư trong các văn bản pháp lý. Yêu cầu về kinh nghiệm của công chứng viên khá cao. Ứng viên vị trí này phải công tác pháp luật từ 5 năm trở lên sau khi tốt nghiệp ngành luật. Bên cạnh đó, bạn cần phải có các kỹ năng mềm như giao tiếp và giải quyết vấn đề. Mức lương công chứng viên: 8 – 10 triệu đồng/tháng.
- Chuyên viên pháp lý: Đây là vị trí có cơ hội việc làm cao trong tuyển dụng việc làm ngành luật. Chuyên viên pháp lý là người giải quyết, tư vấn những vấn đề liên quan đến pháp luật cho doanh nghiệp. Do đó, họ phải chuẩn nghiên cứu, soạn thảo và hoàn thiện các văn bản, hồ sơ pháp lý. Chuyên viên pháp lý phải thường xuyên gặp mặt, làm việc trực tiếp với các cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, phải cập nhật những thay đổi của quy định do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Để làm công việc chuyên viên pháp lý, bạn phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật. Đồng thời phải giao tiếp tốt, có sức thuyết phục. Bạn phải linh hoạt để giải quyết các tình huống. Tác phong chuyên nghiệp là điều nên có ở chuyên viên pháp lý. Mức lương: Chuyên viên pháp lý có mức lương từ 10 – 15 triệu VNĐ/tháng
- Kiểm sát viên/Công tố viên Kiểm sát viên hoặc công tố viên là người của cơ quan công tố: Công việc chính là điều tra, truy tố và buộc tội kẻ phạm pháp trong các vụ án hình sự và phiên tòa xét xử. Ngoài ra, họ có thể thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát. Kiểm sát viên là người có trình độ cử nhân ngành luật và được công nhận là chuyên viên pháp lý. Ngoài chuyên môn, bạn phải nắm được nghiệp vụ cảnh sát và điều tra tội phạm. Bên cạnh đó, bạn phải có các kỹ năng tranh biện, hùng biện, phân tích và xử lý thông tin… Trở thành kiểm sát viên/công tố viên, bạn phải luôn có bản lĩnh vững vàng, đạo đức, liêm khiết. Vị trí này có mức lương cứng khoảng 8 – 10 triệu/tháng. Bên cạnh đó, kiểm sát viên/công tố viên còn được hưởng phụ cấp là 25% hàng tháng
- Luật sư: Luật sư hẳn là công việc được nhiều người nghĩ đến đầu tiên khi nhắc đến ngành luật. Bởi đây là công việc tiêu biểu và thể hiện rõ đặc thù của ngành luật.
- Thư ký tòa án: Thư ký tòa án là công chức làm việc tại Tòa án. Nhiệm vụ là ghi chép, tổng hợp các văn bản tố tụng, quản lý hồ sơ. Thư ký tòa án còn là người hỗ trợ cho thẩm phán thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Để ứng tuyển trở thành thư ký tòa án, bạn phải có bằng cử nhân ngành Luật. Bên cạnh đó, bạn phải vượt qua kỳ thi tuyển công chức của Tòa án. Các kỹ năng cần có: giao tiếp tốt, kỹ năng thuyết trình, tin học văn phòng… Mức lương thư ký tòa án là 8 – 10 triệu/tháng, chưa kể các khoản phụ cấp của nhà nước.
- Giảng viên ngành luật: Công việc giảng viên ngành luật phù hợp với những người yêu thích nghiên cứu pháp luật. Bạn có thể trở thành giảng viên ngành luật ở các trường đào tạo chuyên ngành này. Ngoài ra, một số trường đại học cũng cần giảng viên giảng dạy về pháp luật chung, luật chuyên ngành. Do đó, nhu cầu giảng viên ngành luật ngày một tăng, tạo ra cơ hội việc làm. Làm giảng viên, bạn cần có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành luật. Hoặc ít nhất là bằng cử nhân loại giỏi ngành luật hệ chính quy. Bên cạnh kiến thức chuyên sâu về luật, bạn cần có nghiệp vụ sư phạm. Các kỹ năng hỗ trợ cần có như: tin học, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình… Mức lương: 7 – 10 triệu/tháng.
- Thẩm phán: Thẩm phán chắc hẳn là ước mơ lớn của rất nhiều sinh viên ngành luật. Đây là chức danh cao quý thuộc về những người có nhiệm vụ “cầm cân nảy mực” bảo vệ công lý và thực thi pháp luật. Trở thành thẩm phán bạn sẽ nắm trong tay rất nhiều quyền lực, danh vọng và địa vị. Nhưng bạn cũng có trách nhiệm cao với công việc này. Để trở thành thẩm phán là cả một quá trình. Sau khi tốt nghiệp đại học ngành luật, bạn còn phải trải qua 3 bước sau: – Làm thư ký tòa án – Tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ thẩm phán – Có quyết định bổ nhiệm thẩm phán của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Mức lương thẩm phán: Thẩm phán có mức lương trung bình là 8 triệu đồng/tháng kèm phụ cấp theo quy định của nhà nước.
VI. Từ vựng tiếng anh chuyên ngành luật
1. Mẫu câu giao tiếp tiếng Anh sử dụng từ vựng ngành luật
IELTS TUTOR lưu ý
- What was the case about? (Vụ án này về cái gì?)
- There was so much evidence that there was no doubt he committed the crime. (Có rất nhiều bằng chứng chắc chắn rằng anh ta đã phạm tội.)
- The judge only needed fifteen minutes to reach his decision. (Thẩm phán chỉ cần mười lăm phút để đưa ra quyết định của mình.)
- I need to take a statement from you about what you saw. Please tell me everything you saw. (Tôi cần một bản báo cáo từ bạn về những gì bạn đã thấy. Xin vui lòng cho tôi biết tất cả những gì bạn đã thấy.)
- The man has been charged with drink-driving. You are probably required to come to court to be witnesses and give evidence. (Người đàn ông đã bị buộc tội lái xe uống rượu. Bạn có thể phải đến tòa để làm nhân chứng và đưa ra bằng chứng.)
- He was found guilty of the murder. (Anh ta bị kết tội giết người.) =>> Tham khảo thêm Cách dùng động từ "find" tiếng anh
- Most of the evidence is very strong. (Hầu hết các bằng chứng là rất mạnh mẽ.)
- He alleged to have killed a landlord. (Anh ta bị cáo buộc đã giết một chủ nhà.)
- As jurors you are not to be swayed by sympathy. (Với tư cách là bồi thẩm viên, bạn không bị lung lay bởi sự cảm thông)
- Do you recall making this statement? (Bạn có nhớ đã đưa ra tuyên bố này không?)
2. Từ vựng ngành luật theo bảng chữ cái
IELTS TUTOR lưu ý
- A
- Accredit : ủy quyền, ủy nhiệm
- Acquit : xử trắng án, tuyên bố vô tội
- Act and deed : văn bản chính thức (có đóng dấu)
- Act as amended : luật sửa đổi
- Act of god : thiên tai, trường hợp bất khả kháng
- Act of legislation : sắc luật
- Activism (judicial) : Tính tích cực (của thẩm phán, tòa án)
- Actus reus : Khách quan của tội phạm
- Adversarial process : Quá trình tranh tụng
- Affidavit : Bản khai
- Alternative dispute resolution (ADR) : Giải quyết tranh chấp bằng phương thức khác
- Amicus curiae : Thân hữu của tòa án
- Appellate jurisdiction : Thẩm quyền phúc thẩm
- Appendix : phụ lục
- Appropriate rates: tỉ lệ tương ứng
- Arbitrator: trọng tài
- Argument against: Lý lẽ phản đối ( someone’s argument )
- Argument for : Lý lẽ tán thành
- Argument : Sự lập luận, lý lẽ
- Arraignment : Sự luận tội
- Arrest : bắt giữ =>> Tham khảo thêm TỪ VỰNG & IDEAS TOPIC CRIME IELTS
- Attorney : Luật Sư
- B
- Bail : Tiền bảo lãnh
- Be convicted of : bị kết tội
- Be in the process of: trong tiến trình
- Bench trial : Phiên xét xử bởi thẩm phán
- Bill of attainder : Lệnh tước quyền công dân và tịch thu tài sản
- Bill of information : Đơn kiện của công tố
- Breach of contract: vi phạm hợp đồng
- Bring into account : truy cứu trách nhiệm =>> IELTS TUTOR hướng dẫn Cách dùng động từ "bring" tiếng anh
- Buyer’s choice: sư lựa chọn của bên mua
- C
- Certificate of correctness : Bản chứng thực
- Certificate of origin: chứng nhận xuất xứ (của hàng hóa)
- Certified Public Accountant : Kiểm toán công
- Circulars: thông tư
- Civil law : Luật dân sự
- Class action lawsuits : Các vụ kiện thay mặt tập thể
- Class action : Vụ khởi kiện tập thể
- Client : thân chủ
- Collegial courts : Tòa cấp cao
- Commercial term : thuật ngữ thương mại
- Commit phạm (tội, lỗi) : Phạm tội
- Common law : Thông luật
- Complaint : Khiếu kiện
- Concurrent jurisdiction : Thẩm quyền tài phán đồng thời
- Concurring opinion : Ý kiến đồng thời
- Conduct a case : Tiến hành xét sử
- Constitutional Amendment : phần chỉnh sửa Hiến Pháp
- Constitutional rights : Quyền hiến định
- consumer market : thị trường tiêu thụ
- Congress : Quốc hội
- Corpus juris : Luật đoàn thể
- Court of appeals : Tòa phúc thẩm
- Courtroom workgroup : Nhóm làm việc của tòa án
- Crime : tội phạm
- Criminal law : Luật hình sự
- Cross-examination : Đối chất
- Chief Executive Officer : Tổng Giám Đốc
- Child molesters : Kẻ quấy rối trẻ em
- D
- Damages : Khoản đền bù thiệt hại
- Date of issue: ngày cấp/ngày phát hành
- Deal (with) : giải quyết, xử lý.
- Decision of establishment : quyết định thành lập
- Declaratory judgment : Án văn tuyên nhận
- Decline to state : Từ chối khai báo
- Decree : nghị định
- Defedant : bị đơn
- Defendant : Bị đơn, bị cáo
- Delegate : Đại biểu
- Democratic : Dân Chủ
- Deploying: bố trí, triển khai
- Deposition : Lời khai
- Depot : kẻ bạo quyền
- Designates : Phân công
- Detail : chi tiết
- Discovery : Tìm hiểu
- Dispute : tranh chấp, tranh luận
- Dissenting opinion : Ý kiến phản đối
- Diversity of citizenship suit : Vụ kiện giữa các công dân của các bang
3. Tổng hợp thuật ngữ tiếng anh chuyên ngành luật
IELTS TUTOR lưu ý
- Quy định của pháp luật: Legislation, Regulation, provisions of law
- Hợp đồng bị vô hiệu: contract is invalid (invalidated) =>> IELTS TUTOR hướng dẫn Cách dùng động từ "contract" tiếng anh
- Hủy bỏ hợp đồng: rescind the contract
- cố ý gây nhầm lẫn: intentionally make mistake
- lừa dối: deception
- Cơ quan thi hành án: Judgment-executing Body; Judgment Enforcement Agencies
- Viện kiểm sát: Procuracy
- Viện kiểm sát cùng cấp: Procuracy of the same level
- Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: person with related interests and obligations.
- Đình chỉ giải quyết vụ án: To stop the resolution of the case =>> Tham khảo thêm Cách dùng động từ "stop"tiếng anh
- Tạm đình chỉ giải quyết vụ án: To suspend the resolution of the case
- Tiền tạm ứng án phí: court fee advances
- Tiền án phí: court fees
- Thừa kế theo pháp luật: Inheritance at law
- Người được thừa kế theo pháp luật: Heir(s) at law
- Thừa kế theo di chúc: Testamentary inheritance
- Người được thừa kế theo di chúc: Testamentary heir(s), heir under a will
- Thừa kế thế vị: Inheritance by substitution =>> Tham khảo thêm Cách dùng động từ "inherit" tiếng anh
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài: overseas Vietnamese
- Đòi tài sản: reclaim the property
- Bản tiếng Việt sẽ được sử dụng: The Vnese version would prevail.
- Y án: uphold
- Nhà chung cư: condominiums
- Giấy triệu tập / Trát hầu tòa: subpoena, summons
- Tống đạt: send
- Văn bản tố tụng: procedural documents
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Business Registration Certificate
- Công ty TNHH: Limited Liability Company (LLC)
- Thành viên góp vốn: Capital Contributing Member hoặc Capital Contributing Partner.
- Phạt vi phạm (hợp đồng): Sanction against violation.
- Bên bị vi phạm: Violated party
- Đơn khởi kiện: Petition (or Lawsuit Petition)
- Đơn khiếu nại: Complaint =>> Tham khảo thêm SỔ TAY TỪ VỰNG "LETTER OF COMPLAINT"IELTS WRITING TASK 1 GENERAL
- Lời tuyên án: Verdict
- Bị cáo: Defendant
- Phiên tòa tạm hoãn, tạm ngừng: The court’s adjourned
- Luận cứ bào chữa: Defense argument
- Chấm dứt thực hiện: terminate the performance of
- Đơn phương chấm dứt thực hiện giao dịch dân sự: unilaterally terminate the performance of the civil transactions
- Hủy bỏ: annul = declare invalid
4. Từ vựng ngành luật theo chủ đề
4.1. Từ vựng tiếng Anh về các cơ quan hành pháp, tòa án
IELTS TUTOR lưu ý
- Advocate (ˈædvəkət): Luật sư (Tô cách lan)
- Attorney in fact (əˈtɜːni ɪn fækt): Luật sư đại diện pháp lý cho cá nhân
- Attorney (əˈtɜːni): Luật sư
- Attorney at law (əˈtɜːni ət lɔː): Luật sư hành nghề
- Attorney general (əˈtɜːni ˈdʒenrəl): Luật sư/ ủy viên công tố liên bang, Bộ trưởng tư pháp =>> Tham khảo thêm "TẤT TẦN TẬT" VỀ IELTS GENERAL TRAINING
- District attorney (ˈdɪstrɪkt əˈtɜːni): Luật sư/ủy viên công tố bang
- Barrister (ˈbærɪstə(r)): Luật sư tranh tụng
- Court, law court, court of law (kɔːt): Tòa án
- Criminal court (ˈkrɪmɪnl kɔːt): Tòa hình sự
- Civil court (ˈsɪvl kɔːt): Tòa dân sự
- County court (ˈkaʊnti kɔːt): Tòa án quận
- Court of appeal / Appellate court (kɔːt əv əˈpiːl): Tòa án phúc thẩm/ chung thẩm/ thượng thẩm =>> Tham khảo thêm Từ vựng topic Rules / laws & court IELTS
- Court-martial ( kɔːt ˈmɑːʃl): Tòa án quân sự
- Court of claims (kɔːt əv kleɪm): Tòa án khiếu nại
- County attorney (kɔːt əˈtɜːni): Luật sư/ủy viên công tố hạt
- Counsel for the prosecution/ prosecuting counsel (ˈkaʊnsl fə(r) ðə ˌprɒsɪˈkjuːʃn): Luật sư bên nguyên
- Counsel for the defence/ defence counsel (ˈkaʊnsl fə(r) ðə dɪˈfens): Luật sư bào chữa
- Counsel (ˈkaʊnsl): Luật sư
- Executive power (ɪɡˈzekjətɪv ˈpaʊə(r)): Quyền hành pháp
4.2. Từ vựng tiếng Anh về các luật
IELTS TUTOR lưu ý
- Act (ækt): Đạo luật
- Law (lɔː): Luật, luật lệ
- Code (kəʊd): Bộ luật
- By-law (ˈbaɪ lɔː): Luật địa phương
- Bill (bɪl): Dự luật =>> Tham khảo thêm Cách dùng động từ "bill" tiếng anh
- Circular (ˈsɜːkjələ(r)): Thông tư
- Constitution (ˌkɒnstɪˈtjuːʃn): Hiến pháp
- Decree (dɪˈkriː): Nghị định, sắc lệnh
- Ordinance (ˈɔːdɪnəns): Pháp lệnh, sắc lệnh
- Civil law (ˈsɪvl lɔː): Luật dân sự/ luật hộ
- Criminal law (ˈkrɪmɪnl lɔː): Luật hình sự =>> Tham khảo thêm Crime, a crime hay Crimes và cách dùng trong tiếng anh
- Adjective law (ˈædʒɪktɪv lɔː): Luật tập tục
- Admiralty Law/maritime law (ˈædmərəlti lɔː): Luật về hàng hải
- Consumer law (kənˈsjuːmə(r) lɔː): Luật tiêu dùng
- Commercial law (kəˈmɜːʃl lɔː): Luật thương mại
- Family law (ˈfæməli lɔː): Luật gia đình
- Environment law (ɪnˈvaɪrənmənt lɔː): Luật môi trường =>> IELTS TUTOR hướng dẫn Cách dùng từ "environment" tiếng anh
- Land law (lænd lɔː): Luật ruộng đất
- Health care law (ˈhelθ keə(r) lɔː): Luật y tế/ luật chăm sóc sức khỏe
- Immigration law (ˌɪmɪˈɡreɪʃn lɔː): Luật di trú, nhập cư
- Intellectual property law (ˌɪntəˌlektʃuəl ˈprɒpəti lɔː): Luật sở hữu trí tuệ
- International law (ˌɪntəˈnæʃnəl lɔː): Luật quốc tế
- Marriage and family law (ˈmærɪdʒ ənd ˈfæməli lɔː): Luật hôn nhân và gia đình
4.3. Từ vựng tiếng Anh về tội phạm
IELTS TUTOR lưu ý
- Suspect (səˈspekt): nghi phạm =>> Tham khảo thêm Cách dùng động từ "Suspect" tiếng anh
- Arms dealers (ɑːmz ˈdiːlə(r)s): tội phạm buôn bán vũ khí
- A fine (faɪn): tiền phạt
- A ban (bæn): lệnh cấm
- Assault (əˈsɔːlt): kẻ tấn công người khác
- A drug dealer/ pusher (drʌɡ ˈdiːlə(r)s): kẻ bán thuốc chui
- A drug overdose (drʌɡ ˈəʊvədəʊs): sốc thuốc
- Be remanded in custody (bi rɪˈmɑːnd ɪn ˈkʌstədi): bị tạm giam
- Be released from custody (bi rɪˈliːs ɪn ˈkʌstədi): được phóng thích
- Burglary (ˈbɜːɡləri): kẻ ăn trộm đồ ở nhà dân =>> Tham khảo thêm Phân biệt THIEF, ROBBER, BURGLAR và STEAL trong Tiếng Anh
Tóm lại, IELTS TUTOR mong rằng qua bài viết trên đây sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành luật để từ đó có thể chọn cho mình ngành nghề phù hợp với định hướng của bản thân.
Các khóa học IELTS online 1 kèm 1 - 100% cam kết đạt target 6.0 - 7.0 - 8.0 - Đảm bảo đầu ra - Thi không đạt, học lại FREE