Return to site

Du học Canada: nên học ngành gì, học bổng, chi phí, chính sách định cư

April 13, 2023
  • Du học Canada – một quốc gia với diện tích lớn thứ 2 trên thế giới, sẽ là một địa điểm vô cùng tuyệt vời cho học sinh ở mọi lứa tuổi theo học và khám phá🍁Nếu bạn đang trong quá trình tìm hiểu về du học, bạn nên cân nhắc tới du học Canada. Canada là một quốc gia phát triển cao, xếp hạng tốt về các chỉ số phát triển kinh tế và con người. Thêm vào đó, giáo dục Canada xếp hạng hàng đầu trên thế giới và có mặt trong ba quốc gia đứng đầu thế giới về mức đầu tư bình quân đầu người dành cho giáo dục sau trung học, theo số liệu từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). 
  • Bên cạnh đó IELTS TUTOR cũng hướng dẫn Bài sửa đề thi IELTS WRITING TASK 2 ngày 22/8/2020 của HS đi thi đạt 7.0 writing.

I. Du học Canada

1. Giới thiệu chung về Canada

  • Canada là quốc gia lớn thứ hai trên thế giới với lãnh thổ trải dài từ Đại Tây Dương ở phía đông sang Thái Bình Dương ở phía tây; giáp Bắc Băng Dương ở phía bắc; và phía Nam, giáp với Hoa Kỳ bằng một đường biên giới không bảo vệ dài nhất thế giới.
  • Văn hóa Canada là sự pha trộn phong phú giữa nền văn hoá Anh, Pháp và Bắc Mỹ. Canada nổi tiếng là một đất nước an toàn, công bằng và thanh bình. Ở đây, người dân tuyệt đối không được sử dụng vũ khí.
  • Canada là một quốc gia phát triển và nằm trong số các quốc gia giàu có nhất trên thế giới, với thu nhập bình quân đầu người cao thứ tám toàn cầu, và chỉ số phát triển con người cao thứ 11. Canada được xếp vào hàng cao nhất trong các so sánh quốc tế về giáo dục, độ minh bạch của chính phủ, tự do dân sự, chất lượng sinh hoạt, và tự do kinh tế.

2. Hệ thống giáo dục Canada

  • Ở Canada, các bậc phụ huynh phải đảm bảo rằng con cái của họ được học hành đến nơi đến chốn.
  • Chính quyền cấp tỉnh và vùng lãnh thổ thiết lập và điều hành hệ thống trường học của riêng họ. Hệ thống giáo dục ở Canada rất giống nhau, nhưng vẫn có một số khác biệt giữa các tỉnh và vùng lãnh thổ.
  • Canada không có bộ phận liên bang hoặc hệ thống giáo dục quốc gia.
  • Có cả hệ thống giáo dục công lập và tư thục ở Canada. Chính phủ Canada trợ cấp rất nhiều cho giáo dục từ mẫu giáo đến sau trung học, chi tiêu trung bình gần 6% GDP cho giáo dục. Điều này có nghĩa là Canada chi tiêu cho giáo dục nhiều hơn một cách tương xứng so với mức trung bình của các nước OECD.
  • Nói chung, hệ thống giáo dục được chia thành ba cấp độ:
    • Tiểu học
    • Trung học
    • Sau trung học
  • Giáo dục tư nhân và các hệ thống trường học khác – ví dụ, các trường tôn giáo – cũng có sẵn ở cả ba cấp.
  • Giáo dục Canada được cung cấp cho trẻ em khi chúng bước sang tuổi thứ năm (ngoại trừ ở Ontario và Quebec, nơi trẻ em có thể bắt đầu sớm hơn một năm). Tùy thuộc vào tỉnh, trường mẫu giáo có thể được tùy chọn.

3. Xin học bổng & trợ cấp tài chính

4. Các chương trình du học Canada

II. Ưu và nhược điểm khi đi du học Canada

1. Ưu điểm khi đi du học Canada

IELTS TUTOR lưu ý

  • Giấy phép làm việc sau đại học: Lợi ích của việc học tập tại Canada là chương trình giấy phép làm việc sau tốt nghiệp (post-graduation work permit), cho phép sinh viên quốc tế ở lại làm việc trong ba năm sau khi tốt nghiệp. 
  • Sinh viên tốt nghiệp đã hoàn thành chương trình học hai năm đủ điều kiện để được cấp giấy phép làm việc ba năm sau đại học, trong khi sinh viên đã hoàn thành chương trình học 12 tháng đủ điều kiện được cấp giấy phép làm việc 12 tháng sau đại học.
  • Cơ hội định cư cao: Nếu bạn đang tìm hiểu 1 đất nước đa dạng văn hóa, đi du học Canada là dành cho bạn. Chính sách định cư Canada rất thông thoáng, ngoài Express Entry – Chương trình định cư của Chính phủ Canada ra thì các chương trình định cư theo từng bang riêng cũng vô cùng hấp dẫn (Ví dụ: Manitoba – Khả năng định cư cao tới 95%, Quebéc – Có thể nộp đơn xin định cư trước khi tốt nghiệp 6 tháng, Nova Scotia – Chính sách định cư cho người làm việc đủ 1.560 giờ, Saskatchewan – Xin định cư khi có công việc toàn thời gian tối thiểu 6 tháng làm việc,…)
  • Các trường đại học và cao đẳng đẳng cấp thế giới: Canada được quốc tế công nhận về chất lượng giáo dục đặc biệt, từ bậc tiểu học đến sau đại học. Các giảng viên được đào tạo và mang lại nhiều quan điểm cho sinh viên. Ở cấp đại học, cứ 5 học giả thì có 2 người có ít nhất một bằng cấp quốc tế. Canada nắm giữ viên ngọc quý của 11 trong số 250 viện giáo dục đại học hàng đầu trên thế giới.
  • Một quốc gia an toàn để sống, học tập và làm việc: Canada là một trong những quốc gia có tỷ lệ tội phạm thấp nhất trên thế giới. Canada có ít bất ổn chính trị, ít đột nhập hơn và ít tội phạm hơn so với nhiều quốc gia khác. Ngoài ra, Canada được coi là một trong những quốc gia an toàn và yên bình trên thế giới cho sinh viên quốc tế.
  • Chi phí du học Canada vừa phải: Các quốc gia như Anh, Mỹ và Úc là một trong những quốc gia đắt đỏ nhất để theo học một lĩnh vực chất lượng tốt. So với các quốc gia này, Canada có chất lượng tương đương nhưng chi phí giáo dục và sinh hoạt lại phải chăng hơn đáng kể, đây là một lợi thế thực sự tốt so với các quốc gia kể trên.

2. Nhược điểm khi đi du học Canada

IELTS TUTOR lưu ý

  • Khí hậu: Canada có diện tích rộng lớn, điều kiện khí hậu của khu vực phụ thuộc vào vị trí. Vì nhiệt độ trung bình vào mùa hè là 35°C và mùa đông là -25°C, học sinh từ các nước ấm áp có thể gặp khó khăn trong việc điều chỉnh trong mùa đông.
  • Thiếu trường đại học tư thục thế tục: chỉ có 1 trường đại học tư thục thế tục duy nhất ở Canada, được thành lập vào năm 2007, và vẫn được chính phủ để mắt tới. Do đó, tất cả các viện ở Canada đều là các cơ sở công lập có nhiệm vụ riêng. Canada không phù hợp nếu bạn đang tìm kiếm một tổ chức tuân theo chính sách không bắt buộc học bổng, tự chủ và tham gia vào một tổ chức hoặc một viện cấp cao có ít hơn 5.000 sinh viên theo học.
  • Giới hạn tuyển sinh ngành Y khoa du học Canada: Có một lý do tại sao bạn không thấy nhiều sinh viên quốc tế đăng ký vào các trường y tế ở Canada. Các trường đại học Canada không cung cấp bằng cử nhân Y khoa hoặc Phẫu thuật; thay vào đó, bạn sẽ phải trực tiếp đăng ký chương trình Tiến sĩ Y khoa với 60 giờ tín chỉ.

III. Những chi phí khi đi du học Canada

1. Chi phí thuê nhà

  • Tiền nhà thường là khoản phí tốn kém nhất mà một du học sinh phải chi trả. Mức tiền đóng hàng tháng tùy thuộc vào hình thức nhà ở mà học sinh chọn:
    • Ký túc xá: Từ $3,000 – $7,500 CAD/năm
    • Homestay: Từ $4,800 - $9,600 CAD/năm
    • Thuê nhà: Tùy xem bạn thuê nhà ở vị trí nào, ngoại ô hay trung tâm, nhà to hay nhỏ mà giá cả giao động đáng kể, từ xấp xỉ 1000/tháng đến -2000/tháng.

2. Chi phí tiện ích

IELTS TUTOR lưu ý

  • Chi phí này bao gồm tiền điện, tiền ga, tiền nước, tiền internet…Khoản phí này rơi vào khoảng 210$/tháng cho mỗi học sinh.
  • Ăn uống: Chi phí ăn uống trung bình khoảng $150 – $350 CAD/tháng. Thực tế thay đổi tùy vào phong cách sống của từng du học sinh.
  • Chi phí đi lại: Giá vé tháng cho các phương tiện công cộng là khoảng 112 đô/tháng.
  • Học sinh, sinh viên thường được hưởng mức giá ưu đãi hơn. Bạn yên tâm là phương tiện công cộng ở Canada rất hiện đại và tiện lợi, nên bạn có thể đi lại bằng xe bus, tàu điện, tàu điện ngầm… mà chẳng gặp khó khăn gì.

3. Chi phí học

  • Hệ phổ thông: từ 12.000 CAD – 16.000 CAD/năm khoảng 204 – 272 triệu đồng
  • Hệ Cao đẳng: trung bình (từ $9,000 – $15,000 CAD/năm khoảng 158 – 263 triệu đồng)
  • Hệ Đại học/thạc sỹ: trung bình ($19.000 – 35.000 CAD/năm khoảng 320 – 600 triệu đồng).

IV. Điều kiện du học Canada

1. Ổn định về mặt tài chính

  • Tài chính là yếu tố quan trọng quyết định việc Visa du học của bạn có được thông qua hay không, bởi nó chứng minh với Đại sứ quán Canada rằng: Bạn có lý lịch rõ ràng và có đủ khả năng chi trả cho thời gian học tập tại Canada.
  • Điều này cũng giúp Chính phủ Canada tránh những trường hợp sinh viên quốc tế bỏ học giữa chừng hay mượn ý định du học để định cư trái phép.
  • Theo thống kê của UNESCO năm 2018, Canada xếp thứ 5 trong danh sách các quốc gia thu hút nhiều du học sinh nhất với 370.975 người theo học. Một trong những nguyên nhân khiến nhiều người lựa chọn Canada chính là mức học phí phải chăng so với các quốc gia phát triển khác.
  • Tổng chi phí du học Canada của một du học sinh ước tính rơi vào khoảng $28000 – $35000 CAD/năm (tương đương 500 – 600 triệu đồng) bao gồm lệ phí làm thủ tục du học, học phí và sinh hoạt phí.
  • Bạn có thể theo học tại Canada theo hai diện là chứng minh tài chính và SDS. Với diện đầu tiên, bạn cần chứng minh gia đình có ít nhất $10000 CAD trong tài khoản để đảm bảo đủ khả năng chi trả cho việc du học.
    • Với diện SDS, du học sinh cần mua Chứng chỉ Đầu tư Đảm bảo (GIC) của ngân hàng Scotiabank trị giá $10,000 CAD. Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị lệ phí ghi danh, phí khám sức khỏe, visa và study permit.
  • Học phí du học Canada sẽ chênh lệch tùy theo trường, ngành học và tỉnh bang. Theo đó, hệ Cao Đẳng thường có mức học phỉ rẻ nhất ($9000 – $15000 CAD/năm), sau Đại học đạt mức $16252 CAD/năm và đắt nhất là Đại học với $25180 CAD/năm.
  • Sinh hoạt phí cho một du học sinh bao gồm tiền thuê nhà, chi phí ăn uống, đi lại, chi phí tiện ích và giải trí, trong đó, tiền thuê nhà là khoản tốn kém nhất mà bạn phải bỏ ra.>> IELTS TUTOR có hướng dẫn kĩ Hướng dẫn đề thi IELTS 21/11/2020 bài WRITING TASK 1 (map) về school library (kèm bài sửa cho HS đi thi)
  • Ước tính $600 – $1000 CAD/tháng là mức phí đủ cho nhu cầu cơ bản của một du học sinh Canada (chưa kể tiền thuê nhà).
     

2. Đạt đủ điều kiện về độ tuổi

  • Tùy thuộc vào từng bậc học, chính phủ Canada sẽ có những yêu cầu riêng về độ tuổi và học vấn cho du học sinh quốc tế. Vậy điều kiện về độ tuổi và học vấn du học Canada cần gì?  
    • Trung học: dưới 18 tuổi, học lực trung bình – khá trở lên, không yêu cầu tiếng Anh và phải thực hiện bài kiểm tra đầu vào của trường
    • Cao đẳng: tối thiểu 18 tuổi, tốt nghiệp THPT, TOEFL từ 71 hoặc IELTS 6.0 trở lên (không kỹ năng nào dưới 5.5)
    • Đại học: tối thiểu 18 tuổi, tốt nghiệp THPT, TOEFL từ 79 hoặc IELTS 6.5 trở lên (không kỹ năng nào dưới 6.0)
    • Cao học: tối thiểu 18 tuổi, tốt nghiệp Đại học loại khá, TOEFL từ 90 hoặc IELTS 7.0 trở lên (không kỹ năng nào dưới 6.5)

3. Vốn ngoại ngữ tốt

IELTS TUTOR lưu ý

  • Canada có 2 ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh và tiếng Pháp. Do vậy, IELTS  TUTOR khuyên bạn nên chuẩn bị một nền tảng ngôn ngữ thật vững chắc, trước hết để có được Giấy phép du học (Study Permit) và dễ dàng hòa nhập với xã hội cũng như môi trường học tập sau này.
  • Trong khi các chương trình tiếng Anh phổ biến tại đa số tỉnh bang thì chương trình giảng dạy bằng tiếng Pháp chủ yếu diễn ra tại vùng Quebec. Vì vậy, bạn cần có các chứng chỉ IELTS hoặc TOEFL tương ứng bậc học.

V. Quy trình nộp đơn du học Canada

IELTS TUTOR lưu ý

  • Bước 1. Nghiên cứu quy trình nộp hồ sơ trên trang web của trường. Trước khi xắn tay áo bắt tay vào chuẩn bị hồ sơ du học Canada, việc đầu tiên bạn cần làm là kiểm tra số Designated Learning Institution (DLI) của trường. Số DLI sẽ cho bạn biết liệu trường đại học đó có được chính quyền liên bang (hoặc tỉnh) ở Canada cho phép tuyển sinh quốc tế. Hành động nhỏ này giúp bạn tránh khỏi nguy cơ trở thành nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo du học. Một khi số DLI được xác thực, bạn có thể tiến hành tìm hiểu yêu cầu nhập học và quy trình đăng ký trên trang web chính thức của từng trường. Do Canada không có hệ thống nhập học tập trung như hệ thống UCAS của Vương quốc Anh nên bạn cần làm các thủ tục đăng ký hồ sơ trực tiếp qua website của trường, hoặc trên hệ thống của khu vực như OUAC (Ontario University Application Centre) thuộc tỉnh Ontario. Chi phí đăng ký của OUAC năm 2021 là vào khoảng CAD$150 cho 3 trường đại học (hoặc 3 khóa học cùng 1 trường), và một khoản phí bổ sung CAD $50 cho mỗi trường tiếp theo. Chưa kể một số trường có thể tính thêm CAD$40 - CAD$85, và phí này sẽ không được hoàn trả.
  • Bước 2. Đáp ứng yêu cầu ngôn ngữ của khóa học: Canada là quốc gia song ngữ. Điều đó có nghĩa bạn được quyền lựa chọn học bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, hoặc cả 2 ngôn ngữ cùng lúc, tùy vào chương trình học. Đây cũng là lý do bạn cần tìm hiểu yêu cầu khóa học trực tiếp trên website từng trường ngay từ bước 1. Tùy theo ngôn ngữ bạn chọn là tiếng Anh hay tiếng Pháp, bạn phải vượt qua các bài kiểm tra ngôn ngữ tương ứng. Các bài kiểm tra tiếng Anh được trường đại học Canada chấp nhận gồm IELTS, C1 Advanced, TOEFL. Một số trường có thể chấp nhận cả CAEL hay CanTEST. Đối với tiếng Pháp, các bài kiểm tra bạn có thể phải trải qua là DALF, DELF, TEF, TCF, và TestCan.
  • Bước 3. Chuẩn bị giấy tờ cần thiết cho bộ hồ sơ du học: Nếu bài tự giới thiệu (Statement of purpose, hay SOP) là một phần quan trọng trong bộ hồ sơ du học Anh hoặc Mỹ thì ở Canada, kết quả học tập là rất quan trọng trong việc hoàn thiện hồ sơ. Điểm càng cao, cơ hội đậu vào một trường đại học tốt càng lớn. Nhiều khóa học chỉ nhận sinh viên đạt điểm trung bình môn từ 70% trở lên. Vì vậy không có gì ngạc nhiên nếu một số trường đại học chỉ yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, học bạ, và bằng tốt nghiệp trong hồ sơ du học: 
    • Bằng tốt nghiệp và bảng điểm
    • Mẫu đơn xin nhập học
    • Resume (tham khảo bài viết phân biệt Resume và CV)
    • Thư bày tỏ ý định (A Letter of Intent)
    • Giấy tờ chứng minh tài chính (có thể là xác nhận tiền gửi từ ngân hàng, sổ tiết kiệm, hay chứng nhận sở hữu nhà…)
    • Giấy xác nhận từ bệnh viện chứng minh bạn có đủ sức khỏe để theo học tại Canada.
    • Trong trường hợp bạn trên 25 tuổi và đã tốt nghiệp hơn hai năm trước thời điểm nộp đơn, bạn có thể phải trình bày về những công việc trước đây. Trong trường hợp bạn muốn sang Canada học cao học, bạn cũng cần chuẩn bị thêm 2 lá thư giới thiệu, một từ công ty bạn đang làm việc, và một từ giảng viên trường bạn đã theo học.
    • Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ, bạn có thể nộp hồ sơ du học Canada tại địa điểm theo yêu cầu của mỗi trường cũng như tại các trung tâm du học IDP trên cả nước. 
  • Bước 4. Tuân thủ thời hạn đăng ký nhập học: Hạn chót nộp đơn cho kì học mùa đông là ngày 1 tháng 9, còn với kì học mùa hè là ngày 15 tháng 1, và thông thường hệ thạc sĩ sẽ có hạn đăng ký sớm hơn so với học đại học. Tuy vậy, trên đây chỉ là mốc thời gian ước tính bởi mốc thời gian mở và đóng cổng đăng ký sẽ có dự chênh lệch giữa các trường, hay thậm chí là giữa các khóa học trong cùng một trường. Một số đại học sử dụng hệ thống “cạnh tranh” mà theo đó, các trường sẽ đợi đến hạn cuối của kỳ tuyển sinh mới bắt đầu xem xét tất cả hồ sơ ứng viên để chọn ra những hồ sơ tốt nhất. Cũng có đại học sử dụng tiêu chí tuyển sinh “first come first served” (ưu tiên xét hồ sơ theo thứ tự thời gian). Thông thường, đơn xin nhập học của bạn sẽ được xem xét trong vòng 7 tuần kể từ ngày nộp đơn. Để tăng cơ hội đậu vào một khóa học, bạn nên ghi danh từ 8 - 12 tháng trước khi khóa học bắt đầu. Nếu được chọn, bạn sẽ nhận được thư mời nhập học chính thức từ trường đại học trong vòng 1 hoặc 2 tháng sau khi hết hạn ghi danh. 
  • Bước 5: Phản hồi đề xuất nhập học: Một khi đã nhận được thư chấp thuận hay thư đề xuất nhập học (Offer letter hay Admission letter), bạn sẽ có một khoảng thời gian để quyết định có nhập học tại trường hay không. Thời hạn trả lời thường được ghi rõ trong thư. Nếu đồng ý, bạn sẽ gửi thư phản hồi, chờ xác nhận chính thức của trường và lên kế hoạch cho bước cuối cùng đó là xin visa du học Canada.
  • Bước 6: Xin visa du học Canada: Sau khi được nhận vào một chương trình học, bạn còn phải trải qua bước xin cuối cùng trong toàn bộ chặng đường nộp hồ sơ du học Canada (nhưng cũng không kém phần quan trọng). Đó là xin visa du học cho sinh viên (study permit) ngay sau khi có thư mời nhập học, cụ thể là đối với các khóa học kéo dài hơn 6 tháng. Thông tin chi tiết về cách xin visa du học Canada có tại trang web của Bộ Quốc tịch và Nhập cư Canada, hoặc hướng dẫn xin visa du học Canada bởi Hotcourses Vietnam. Nếu học tại Quebec, bạn sẽ cần thêm chứng chỉ CAQ (Certificate of Acceptance of Quebec) bên cạnh thư mời học của trường. Lưu ý là kể từ năm 2014, sinh viên quốc tế với visa du học sinh hợp lệ được phép làm việc tại Canada mà không cần xin thêm giấy phép làm việc (work permit). Cuối cùng, nếu mọi chuyện thuận lợi thì Hotcourses Vietnam xin chúc mừng bạn đã được cấp visa du học Canada. Lúc này chỉ còn khâu lựa chọn nhà cung cấp bảo hiểm sức khoẻ và mua vé máy bay sao cho thuận tiện với thời gian nhập học là đã có thể an tâm lên đường.

VI. Hồ sơ du học Canada cần những gì?

VII. Cơ hội làm việc khi đi du học Canada

1. Ngành nghề chương trình PDD of Data Analytic

  • Đây là chương trình Post Diploma Degree of Data Analytic (1 year) – Phân tích dữ liệu
  • Chương trình yêu cầu sinh viên phải có kiến thức đại học trong lĩnh vực IT. Trong trường hợp không có kiến thức về IT, sinh viên có thể chọn chương trình hai năm. Trong đó năm đầu học về computer information, năm thứ hai thì mới học về Data Analytics.
  • Chuyên viên phân tích dữ liệu là một trong những công việc có nhu cầu tuyển dụng cao nhất tại hiện tại. Mức lương trung bình cho vị trí chuyên viên tư vấn tại BC là khoảng 63,000.00CAD/năm

2. Ngành nghề chương trình PBD of computer & information systems – Cyber Security

  • Post Baccalaureate Degree of Computer & Information Systems – Cyber Security (2 years) – An ninh mạng.
  • Ngành không yêu cầu sinh viên phải có kiến thức về lĩnh vực IT. Bởi trong năm đầu tiên các bạn sẽ được đào tạo các kiến thức công nghệ thông tin cơ bản. Đến năm thứ hai học sinh mới được học chuyên sâu về an ninh mạng. Với tấm bằng Cyber Security tại Douglas, học sinh ra trường có thể làm việc bất kỳ ngành nào. Ví dụ:  ngân hàng, giáo dục, dịch vụ online, thương mại điện tử, hàng không, khách sạn, ….

3. Ngành nghề early childhood education

  • Đây là một nhóm ngành đang rất phổ biến và cần thiết tại Canada.
  • Việc thiếu nhân lực trong lĩnh vực này là nỗi lo lắng của chính phủ Canada. Nên họ đã cho phép đa số các trường cao đẳng và đại học đào tạo chuyên ngành này.
  • Khi nhập cư vào Canada bằng nghề này, có thể thông qua chương trình Federal Skilled Worker (FSW). Nghề giáo dục mầm non cực kỳ dễ định cư thông qua chương trình đề cử tỉnh bang (PNP). Có 11 trong số 13 tỉnh và vùng lãnh thổ tham gia: Alberta, British Columbia, Manitoba, Saskatchewan, Ontario, Nova Scotia, Prince Edward Island, New Brunswick, Newfoundland & Labrador.
  • Mỗi tỉnh cung cấp các nhánh định cư riêng cho những người lao động với nghề giáo dục mầm non.

VIII. Những câu hỏi thường gặp về du học Canada

1. Có nên đi khám sức khỏe trước khi nộp hồ sơ không (up-front medical exam)? Hay phải đợi nhận được thông báo sau khi nộp hồ sơ rồi mới đi khám?

2. Mất bao lâu để nhận được visa du học Canada?

  • Sau khi nộp đơn xin giấy phép du học Canada, thời gian xử lý có thể mất đến 90 ngày, nhưng thường nhanh hơn. Điều này cũng phụ thuộc vào thời gian mà bạn nộp hồ sơ và lượng hồ sơ nộp vào lãnh sự quán canada thời điểm đó.
  • Đối với chương trình Visa SDS, thời gian xét trung bình khoảng từ 1 tuần đến 4 tuần.
  • Riêng đối với thời gian xét Visa theo diện chứng minh tài chính. Thì thời gian xét visa trung bình khoảng từ 1 tuần đến tối đa là 90 ngày.

3. Đi du học Canada có được đi làm thêm không?

  • Hiện tại Canada cho phép du học sinh quốc tế được làm việc 20 giờ/tuần trong thời gian học tập. Tuy nhiên, ngoại trừ chương trình Trung học, ESL, FSL không được phép đi làm thêm.
  • Du học sinh có thể làm việc tại trường hoặc bên ngoài trường và tiết kiệm cho mỗi giờ trung bình vào khoảng 8-12 CAD

4. Có thể ở lại Canada làm việc trong vòng bao lâu?

  • Từ tháng 4/2008, với chính sách mới của chính phủ Canada thì sau khi các bạn tốt nghiệp chương trình Cao Đẳng hoặc Đại Học sẽ được ở lại Canada làm việc là 3 năm không phân biệt tỉnh bang.

5. Thời gian làm hồ sơ bao lâu?

  • Thông thường với hồ sơ xin visa du học các bạn 5 sẽ được phía tiếp nhận hồ sơ hẹn 3 tháng sau có kết quả, nhưng nhìn chung thì khoảng 2 tháng là các bạn đã có câu trả lời. Thời gian xét hồ sơ nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào chất lượng và số lượng của các hồ sơ nộp vào. Ajouter un paragraphe ici.

6. Du học Canada cần IELTS bao nhiêu

7. Du học Canada nên học ngành gì?

8. Nên chọn bang nào khi du học Canada?

Trên đây là tất tần tật thông tin liên quan đến vấn đề đi du học nước Canada, hy vọng các bạn có được những thông tin bổ ích để chuẩn bị cho chuyến du học của mình được tốt hơn.

Các khóa học IELTS online 1 kèm 1 - 100% cam kết đạt target 6.0 - 7.0 - 8.0 - Đảm bảo đầu ra - Thi không đạt, học lại FREE

>> IELTS Intensive Writing - Sửa bài chi tiết

>> IELTS Intensive Listening

>> IELTS Intensive Reading

>> IELTS Intensive Speaking