Truyền thông quốc tế là ngành tương đối mới nhưng thu hút đông đảo sinh viên theo học tại các trường đại học trên cả nước. Ngành Truyền thông quốc tế đạo tạo ra những cử nhân truyền thông chuyên nghiệp phục vụ cho công tác thông tin đối ngoại, bá chí, ngoại giao, quan hệ công chúng. Bên cạnh Phân tích và sửa chi tiết đề thi IELTS SPEAKING 4/8/2020 [Audio + Transcript], IELTS TUTOR cũng sẽ giới thiệu tất cả các thông tin liên quan đến ngành truyền thông. Cùng theo dõi qua bài viết dưới đây nhé.
I. Ngành truyền thông quốc tế là gì?
1. Giới thiệu chung
IELTS TUTOR lưu ý:
- Ngành Truyền thông quốc tế (tiếng Anh là International Communication) còn được gọi là Truyền thông toàn cầu hay Truyền thông xuyên quốc gia. Truyền thông quốc tế là hoạt động truyền thông quảng bá giữa các quốc gia bằng phương tiện thông tin đại chúng, bằng sự tác nghiệp của các nhà báo, phóng viên quốc tế chuyên nghiệp hay nhà truyền thông. => Tham khảo thêm Từ vưng topic Internet - communication IELTS
2. Mục đích của ngành truyền thông quốc tế
IELTS TUTOR lưu ý:
- Ngành Truyền thông quốc tế nhằm đào tạo và cung cấp cho xã hội những cán bộ, chuyên viên có khả năng làm công tác thông tin đối ngoại, hoạt động báo chí, ngoại giao văn hóa, trong các Bộ, Ban, Ngành, các tổ chức và các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Sinh viên học này sẽ được rèn luyện kiến thức Truyền thông quốc tế với nền tảng là Truyền thông đại chúng, giao tiếp thông qua các ngôn ngữ phổ biến hiện nay như tiếng Anh, tiếng Pháp, Trung...
- Ngành Truyền thông quốc tế trang bị những kỹ năng cá nhân gồm: Kỹ năng tổng hợp, phân tích thông tin quốc tế, kỹ năng tìm kiếm, khái thác đưa tin, tổ chức sự kiện, quảng bá, tuyên truyền đối ngoại. Bên cạnh đó, còn trang bị thêm năng quản lý khủng hoảng, phương pháp tác nghiệp ngoại giao văn hóa, kỹ năng nghiên cứu, tư duy phản biện và kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành. Những kỹ năng mềm khác gồm: Lập kế họach, quản lý chủ trì hội nghị, thiết kế chương trình, thiết kế sản phẩm truyền thông quảng cáo, kỹ năng về công nghệ thông tin.
3. Chương trình đào tạo ngành Truyền thông quốc tế
IELTS TUTOR lưu ý:
- Khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Triết học Mác- Lênin
- Kinh tế chính trị Mác- Lênin
- Chủ nghĩa xã hội khoa học
- Lịch sử ĐCS Việt Nam
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Khoa học xã hội và nhân văn
- Pháp luật đại cương
- Chính trị học
- Xây dựng Đảng
- Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn
- Quan hệ quốc tế đại cương
- Địa chính trị thế giới đại cương
- Xã hội học đại cương
- Tiếng Việt thực hành
- Kinh tế học đại cương
- Cơ sở văn hóa Việt Nam
- Ngôn ngữ học đạicương
- Tâm lý họcxã hội
- Lý luận văn học
- Lịch sử văn minh thế giới
- Tin học
- Tin học ứng dụng
- Ngoại ngữ (Chọn học Tiếng Anh hoặc Tiếng Trung)
- Tiếng Anh học phần 1
- Tiếng Anh học phần 2
- Tiếng Anh học phần 3
- Tiếng Anh học phần 4
- Tiếng Trung học phần 1
- Tiếng Trung học phần 2
- Tiếng Trung học phần 3
- Tiếng Trung học phần 4
- Kiến thức cơ sở ngành
- Lý thuyết truyền thông
- Pháp luật và đạo đức báo chí – truyền thông
- Công chúng báo chí - truyền thông
- Quan hệ công chúng và quảng cáo
- Đối ngoại công chúng
- Ngoại giao kinh tế và văn hóa
- Khu vực học
- Truyền thông trong lãnh đạo, quản lý
- Truyền thông xã hội và giao thoa văn hóa
- Bản quyền truyền thông quốc tế
- Kiến thức ngành
- Bắt buộc
- Cơ sở truyền thông quốc tế
- Thông tin đối ngoại Việt Nam
- Lý luận báo chí quốc tế
- Thông tấn báo chí đối ngoại
- Chính luận báo chí đối ngoại
- Nghệ thuật phát ngôn đối ngoại
- Thực tế chính trị - xã hội
- Kiến tập nghề nghiệp
- Giao tiếp và đàm phán quốc tế
- Lịch sử ngoại giao và chính sách đối ngoại Việt Nam
- Lịch sử quan hệ quốc tế
- Luật pháp quốc tế
- Chính sách đối ngoại một số nước trên thế giới
- Kiến thức bổ trợ
- Tiếng Anh chuyên ngành (1)
- Tiếng Anh chuyên ngành (2)
- Tiếng Anh chuyên ngành (3)
- Tiếng Anh giao tiếp đối ngoại
- Biên phiên dịch tiếng Anh chuyên ngành
- Các loại hình truyền thông quốc tế
- Quản trị truyền thông quốc tế
- Lao động nhà báo quốc tế
- Quản lý báo chí đối ngoại Việt Nam
- Tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông quốc tế
- Thực tập tốt nghiệp
- Khóa luận
- Học phần thay thế khóa luận
- Hệ thống thông tin đối ngoại và truyền thông quốc tế
- Xây dựng hình ảnh và thương hiệu quốc tế
- Tổ chức hoạt động đối ngoại
- Nghiệp vụ ngoại giao và văn phòng đối ngoại
- Kỹ thuật nghiệp vụ báo chí đối ngoại
- Kỹ năng sử dụng các phương tiện truyền thông
- Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin quốc tế
- Kỹ năng giao tiếp liên văn hoá
4. Các khối thi vào ngành Truyền thông quốc tế
IELTS TUTOR lưu ý:
Ngành Truyền thông quốc tế có mã ngành 7320107, xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)
- D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
- D02 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga)
- D72 (Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)
- D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
5. Điểm chuẩn ngành Truyền thông quốc tế
IELTS TUTOR lưu ý:
- Điểm chuẩn ngành Truyền thông quốc tế năm 2018 như sau:
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền:
- Xét theo kỳ thi THPT Quốc gia:
- 27.25 (D01; R24; D72)
- 28.75 (D78)
- 28 (R25)
- 28.25 (R26)
- Xét theo học bạ: 8.90 điểm
- Học viện Ngoại giao: 23.4 điểm xét các tổ hợp môn A01, D01, D03 dựa trên kết quả kỳ thi THPT Quốc gia.
II. Cơ hội việc làm của ngành truyền thông quốc tế
IELTS TUTOR lưu ý:
- Ngành Truyền thông quốc tế là ngành học lý tưởng cho sinh viên mong muốn làm việc trong môi trường đa dạng, lắm thử thách. Sau khi tốt nghiệp đại học bạn có thể làm việc trong lĩnh vực như: Phát thanh truyền hình, báo chí, Ngoại giao, Chính sách truyền thông, quan hệ công chúng... Đối với sinh viên mới ra trường ngành Truyền thông quốc tế có thể làm những công việc sau:
- Chuyên viên chăm sóc khách hàng, tư vấn về truyền thông, quan hệ công chúng...
- Chuyên viên Truyền thông: Tham gia lập kế họach, lên khung các chương trình, sản xuất tác phẩm báo chí, sáng tạo tác phẩm truyền thông...>> IELTS TUTOR hướng dẫn PHÂN TÍCH ĐỀ THI 30/5/2020 IELTS WRITING TASK 2 (kèm bài sửa HS đạt 6.5)
- Chuyên viên sáng tạo nội dung: Viết nội dung cho các chương trình truyền thông, đăng website, fanpage công ty, doanh nghiệp.
- Nhân viên Marketing: Phụ trách mảng quảng cáo, tiếp thị sản phẩm công ty trên các phương tiện truyền thông.
- Phóng viên tại các cơ quan báo chí, tạp chí, phóng viên thường trú Đài truyền hình, đài phát thanh...
- Quản lý nội dung website chuyên viết, biên tập bài viết, xử lý hình ảnh, viedeo đăng website.
- Những người đã có kinh nghiệm trong ngành Truyền thông quốc tế, có thể công tác ở vị trí sau: Quản lý khách hàng, Quản lý nhãn hàng, Giám đốc sáng tạo, Giám đốc Truyền thông, Giám đốc đối ngoại, Quản lý quan hệ chính phủ, Quản lý quan hệ công chúng,..tại các cơ quan Nhà Nước, Chính phủ, doanh nghiệp nước ngoài…
III. Các ngành nghề truyền thông điển hình
IELTS TUTOR lưu ý:
- Trong kinh doanh: Truyền thông đóng một vai trò quan trọng trong bất kỳ doanh nghiệp hoặc tổ chức nào, do đó một tấm bằng về truyền thông là sẽ là một cách tuyệt vời để bạn bước vào thế giới kinh doanh. Bất kể đó là sản phẩm hay ngành công nghiệp nào, các công việc truyền thông dành cho người chưa có kinh nghiệm sẽ yêu cầu bạn phải chứng minh các kỹ năng giao tiếp, viết bài và kỹ năng thuyết trình của mình, cùng với kiến thức về cách thức hoạt động giữa các ban của một doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu bạn đã có một số kinh nghiệm, bạn có thể chọn các công việc về điều hành, quản lý và đào tạo..
- Trong ngành nguồn nhân lực: Là một ban chủ chốt của bất kỳ doanh nghiệp nào, nguồn nhân lực rất quan trọng trong việc phát triển và giữ vững đạo đức nghề nghiệp, hiệu suất làm việc hay động lực của nhân viên. Là một sinh viên truyền thông, có thể công việc của bạn sẽ là truyền lại thông tin đúng lúc, cho đúng người trong công ty. Bạn có thể tham gia vào việc tuyển dụng nhân viên mới, nâng cao nhận thức cho họ về các chương trình đào tạo hoặc chương trình phát triển chuyên nghiệp, hoặc bảo đảm rằng các nguyên tắc và quy định của công ty được truyền đạt một cách rõ ràng. Các việc làm truyền thông trong lĩnh vực này sẽ có ích cho việc bồi dưỡng các mối quan hệ tốt với các nhóm người khác nhau.>> IELTS TUTOR hướng dẫn Sửa bài IELTS SPEAKING PART 1-2-3 topic Work/Study(Sửa & Làm lại 4 lần - HS đạt 7.5)
- Trong Marketing, PR và quảng cáo: Marketing, PR và quảng cáo là ba câu trả lời tuyệt vời cho câu hỏi "Bạn có thể làm với một tấm bằng truyền thông?" Trong các lĩnh vực liên quan, sinh viên tốt nghiệp ngành truyền thông có thể sẽ làm việc truyền tải các thông tin dưới dạng văn bản hoặc dạng nói đến người tiêu dùng, đồng nghiệp hay khách hàng. Công việc này có thể làm thông qua các hình thức như ấn phẩm báo chí, kịch bản quảng cáo, các bài thuyết trình trong công ty và các chiến dịch in ấn, cũng như tham dự các sự kiện truyền thông và việc tiếp tục phát triển các mối quan hệ chuyên nghiệp với khách hàng và các phương tiện truyền thông.
- Trong ngành phương tiện truyền thông: Các công việc truyền thông trong ngành này có rất nhiều, vì mục tiêu chính của ngành là truyền tải thông tin và cung cấp các phương tiện giải trí. Dù là bạn có hứng thú với truyền hình và việc sản xuất phim, báo chí hay các kênh online và điện tử, thì các công việc ngành truyền thông điện tử đều yêu cầu bạn phải có các kỹ năng xuất sắc, và khả năng tổ chức và phổ biến thông tin một cách hấp dẫn và có liên quan.
- Trong ngành truyền thông điện tử: Các ngành công nghiệp truyền thông điện tử đang định hình lại cách mà xã hội sử dụng các phương tiện truyền thông và thông tin. Các trang tin tức online, mạng xã hội và các công nghệ kỹ thuật số là tất cả các lĩnh vực công nghiệp đang phát triển, làm gia tăng đáng kể các cơ hội việc làm cho những người có kỹ năng truyền thông và cả trình độ điện tử. Nếu bạn muốn làm cho ngành phương tiện truyền thông nhưng cũng hứng thú về sự phát triển lâu đời của lĩnh vực truyền thông in ấn,thì truyền thông điện tử là con đường dành cho bạn! Ngành này có sự kết hợp công việc của các ngành báo chí, sản xuất video, thiết kế web, các phương tiện truyền thông xã hội và xuất bản online - và nhiều công việc hơn nữa sẽ xuất hiện, khi mà công nghệ và hành vi của khách hàng vẫn tiếp tục phát triển.
- Trong ngành luật: Dù cho hầu hết mọi người trong ngành pháp lý đều có một bằng cao học hoặc một bằng chuyên về luật pháp, các sinh viên truyền thông vẫn có thể làm các công việc quản lý và tổ chức cho tòa án dân sự và hình sự địa phương/ quốc gia hoặc thậm chí là các doanh nghiệp chính phủ và các doanh nghiệp độc lập pháp nhân. Ví dụ, công việc của thư ký pháp lý và trợ lý pháp lý thường được nắm giữ bởi các sinh viên truyền thông. Một văn bằng truyền thông đại học cũng có thể là một điểm khởi đầu tuyệt vời để bạn có thể nộp đơn xin vào trường luật. Tuy nhiên, nếu bạn không muốn học cao hơn thì sẽ có một số hạn chế khi bạn muốn thăng tiến trong ngành công nghiệp này, dựa vào yêu cầu đối với các công việc như luật sư hay cố vấn pháp luật. Tùy thuộc vào các công ty tuyển dụng, tuy nhiên, bạn vẫn có thể học thêm các bằng khác trong khi làm việc.
- Trong ngành giáo dục: Một lựa chọn khác là ngành giáo dục, nơi mà các kỹ năng truyền tải thông tin của bạn chắc chắn sẽ rất cần thiết! Để được vào làm ở các trường cấp 1 hay cấp 2, bạn sẽ cần có một bằng về giảng dạy. Tùy thuộc vào đất nước bạn muốn làm việc, bạn sẽ cần ít nhất một năm để có được tấm bằng này. Với việc giảng dạy đại học, tại các học viện như cao đẳng hay đại học, bạn sẽ cần một văn bằng cao học về một chuyên ngành liên quan để có thể dạy học.
IV. Lợi ích khi học ngành truyền thông quốc tế
1. Cơ hội việc làm rộng mở
IELTS TUTOR lưu ý:
- Ngành Truyền thông quốc tế có cơ hội việc làm vô cùng rộng lớn ở cả thị trường trong nước lẫn quốc tế. Với kiến thức và kỹ năng chuyên ngành truyền thông quốc tế, có bổ trợ các kiến thức liên ngành (quan hệ quốc tế, luật quốc tế, kinh tế quốc tế) và kỹ năng ngoại ngữ được trang bị trong quá trình học tập, khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tiếp cận với những cơ hội việc làm đa dạng ở những vị trí khác nhau như:
- Làm việc trong lĩnh vực truyền thông đối ngoại, trao đổi và hợp tác văn hóa của các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương, các Bộ, ban, ngành.
- Làm việc tại các hãng, các tổ chức truyền thông, báo chí trong và ngoài nước ở các vị trí: Phóng viên, bình luận viên, biên tập viên,…
- Làm việc ở các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực kinh tế của Việt Nam có quan hệ hợp tác với nước ngoài, các công ty liên doanh, văn phòng đại diện của nước ngoài và các công ty nước ngoài tại Việt Nam
- Nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở đào tạo truyền thông, các cơ quan nghiên cứu quốc tế tại Việt Nam và nước ngoài
2. Mức lương hấp dẫn
IELTS TUTOR lưu ý:
- Mức thu nhập trung bình của ngành Truyền thông quốc tế tại Việt Nam hiện nay được cho là cao hơn so với các ngành khác do nhu cầu tuyển dụng cao (ngành hot) mà đầu ra lại ít do không có nhiều cơ sở đào tạo.
- Mức lương khởi điểm có thể từ 400-700$ (~8- 14 triệu đồng); sau đó sẽ nâng dần theo kinh nghiệm và tài năng của nhân viên. Cấp quản lý sẽ có mức lương từ 25-50 triệu đồng tùy vào quy mô công ty và năng lực của quản lý.
V. Những lưu ý khi chọn theo học ngành truyền thông
1. Những ai nên theo học ngành truyền thông quốc tế?
IELTS TUTOR lưu ý
- Không phải ngành học nào cũng phù hợp với tất cả mọi người, chính vì vậy không muốn tốn thời gian và công sức tiền của thì bạn nên xem xét bản thân bạn có phù hợp ngành nghề này không? Bởi vì nếu chọn ngành học mà không chịu tìm hiểu trước xem bản thân mình có hợp không, có theo đuổi được đến cùng không thì vô cùng nguy hiểm và lãnh phí cho bản thân.
- Ngành truyền thông bao gồm những lĩnh vực: Ngoại giao, Phát thanh truyền hình và báo chí, Chính sách truyền thông và công nghiệp, Hiện nay, ngành này chính là ngành học phù hợp với những người thích khám phá sự mới mẻ, không ngại khó khăn, đi xa. Những người có kỹ năng về ngoại ngữ, khả năng tư duy phản biện tốt. Nhất là luôn thích thử thách và mạnh mẽ vượt qua nó.
- Bởi vì đúng như cái tên thì ngành quốc tế học chắc chắn phải đi nhiều, tiếp xúc với nhiều con người, văn hóa, vùng miền khác nhau. Nếu bạn không ngại vất vả, khó khăn thì hãy theo học báo ngành này.
2. Ngành truyền thông quốc tế nên học gì?
IELTS TUTOR lưu ý
Chắc hẳn bạn có thể hình dung được chương trình đào tạo ra sao khi tìm hiể khái niệm về ngành này rồi đúng không nào? Với ngành này thì được chia làm 3 nhóm gồm:
- Các môn thường thức
- Các môn chuyên ngành chuyên sâu
- Kỹ năng
- Với nhóm ở các môn thường thức thì bạn sẽ được học các môn như: Chính trị quốc tế, Các vấn đề toàn cầu…Còn với ở nhóm các môn chuyên sâu thì bạn sẽ được đào tạo về: Luật, Truyền thông số, Chiến lược truyền thông …
- Ở nhóm cuối thì gồm các môn kỹ năng, ở đây thì cũng như các ngành đào tạo khác bạn sẽ tập trung vào các môn như: Tin học, Tiếng anh…
3. Ngành truyền thông quốc tế học trường nào?
IELTS TUTOR lưu ý
- Nếu như bạn đam mê nghề này thì hãy chuẩn bị cho mình những kiến thức thật tốt để theo đuổi. Câu hỏi đặt ra là nên học các trường có ngành truyền thông quốc tế ở đâu thì tốt nhất? Ra trường dễ tìm được việc làm nhất? Thật ra thì việc theo học ở đâu còn phù thuộc phần lớn vào điều kiện kinh tế của bạn và gia đình.
- Nếu bạn khó khăn thì có thể học ở các trường dưới tỉnh, còn nếu bạn có điều kiện thì nên theo học các trường đào tạo ngành truyền thông quốc tế ở các trường thành phố. Tiêu biểu như là: Học viện Báo Chí, Truyền thông quốc tế Học viện Ngoại giao, Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn, Đại học Văn hóa Hà Nội
- Nếu bạn có điều kiện theo học ở thành phố thì sau này khi ra trường cơ hội tìm việc báo chí của bạn cũng lớn hơn. Sở dĩ nói như vậy là vì thì ở thành phố sẽ tiếp xúc nhiều cơ quan báo chí, xin đi thực tập cũng dễ mà sau này xin việc làm cũng đơn giản hơn. Hãy cân nhắc điều này trước khi đưa ra quyết định nhé.
VI. Từ vựng tiếng anh chuyên ngành truyền thông
1. Từ vựng tiếng Anh về các loại báo/ tạp chí
IELTS TUTOR lưu ý
- Local/regional newspaper (n): Báo chí địa phương
- National newspaper (n)/ˈnæʃənəl ˈnuzˌpeɪpər/: báo chí quốc gia
- International newspaper (n): /ˌɪntərˈnæʃənəl ˈnuzˌpeɪpər/: Báo chí quốc tế
- Tabloid journalism (n): / ‘tæblɔid ˈʤɜrnəˌlɪzəm/: Báo chí lá cải
- Sensation (n): /sɛnˈseɪʃən /: Tin giật gân =>> Tham khảo thêm Cách dùng danh từ "sensation" tiếng anh
- Quality newspaper (n): /ˈkwɑləti ˈnuzˌpeɪpər/: Báo chính thống/ báo chất lượng
- Fanzine (n): /ˈfæn.ˌzin/: Tờ tạp chí được viết bởi người hâm mộ và dành cho người hâm mộ
- A weekly publication (n): /ə/ /ˈwiːkli/ /ˌpʌblɪˈkeɪʃən/: Tạp chí, báo xuất bản hàng tuần
- The daily (adj/adv): /ðə/ /ˈdeɪli/: Tính chất báo xuất bản hàng ngày
- Bulletin (n): /ˈbʊlɪtɪn/: Tập san được xuất bản bởi một câu lạc bộ hoặc tổ chức để cung cấp thông tin cho các thành viên của đơn vị đó
- Biweekly (adj/adv): /ˌbaɪˈwiːkli/: Tạp chí/ Báo xuất bản định kì 2 lần/ tuần hoặc 2 tuần/ lần
- Compact (n): /ˈkɒmpækt/: Tờ tin tức với rất ít trang, thường điểm những tin tức chính luận quan trọng
2. Từ vựng tiếng Anh về người làm trong ngành truyền thông và báo chí
IELTS TUTOR lưu ý
- Proof-reader (n): /pruf-ˈridər/: Nhân viên đọc bản in thử (báo giấy)
- News bureau (n): / desks /nuz ˈbjʊroʊz/ dɛsks/: Bộ phận biên tập tin bài
- Sub-editor (n) = managing editor: /sʌb-ˈɛdətər/: Thư ký tòa soạn
- Fact-checker (n): /fækt-ˈʧɛkər /: Người kiểm tra thông tin
- Television reporter (n): /ˈtɛləˌvɪʒən rɪˈpɔrtər/: Phóng viên truyền hình =>> Tham khảo thêm Cách dùng danh từ "TV" tiếng anh
- Editor-in-chief (n) = executive editor: /ˈɛdətər-ɪn-ʧif /: Tổng biên tập
- Editor (n): /ˈɛdətər/: Biên tập viên
- Deputy editor-in-chief (n): /ˈdɛpjuti ˈɛdətər-ɪn-ʧif /: Phó tổng biên tập
- Content deputy editor-in-chief (n): /ˈkɑntɛnt ˈdɛpjəti ˈɛdətər-ɪn-ʧif/: Phó tổng biên tập (phụ trách) nội dung
- Journalist (n): /ˈʤɜrnələst /: Nhà báo
- Reporter (n): /rɪˈpɔrtər /: Phóng viên
3. Từ vựng/ cụm từ/ idiom chủ đề truyền thông và báo chí
IELTS TUTOR lưu ý
- Attention-grabbing (adj): /əˈtɛnʃ(ə)n/-/ˈgræbɪŋ/: Thu hút sự chú ý
- Readership (n): /ˈriːdəʃɪp/: Đội ngũ độc giả của một tờ báo
- Circulation (n): /ˌsɜːkjʊˈleɪʃənz/: Tổng số báo phát hành
- Layout (n): /ˈleɪaʊt/: Thiết kế dàn trang báo
- Issue (n): /ˈɪʃuː/: Vấn đề, đề tài quan trọng trong một cuộc tranh luận
- Eye-catching (adj): /aɪ/-/ˈkæʧɪŋ/: Bắt mắt
- Hot off the press (adj): /hɒt/ /ɒf/ /ðə/ /prɛs/: Tin tức vừa mới phát hành và đang rất sốt dẻo
- In-depth (adj): /ɪn/-/dɛpθ/: Chi tiết
- Libel (n): /ˈlaɪbəl/: Tin bôi xấu, phỉ báng
- Scandal received wide coverage in the press: /ˈskændl/ /rɪˈsiːvd/ /waɪd/ /ˈkʌvərɪʤ/ /ɪn/ /ðə/ /prɛs/: Vụ bê bối xuất hiện trên trang nhất của nhiều bài báo
- Breaking news (n): /ˈbreɪkɪŋ/ /njuːz/: Tin nóng =>> Tham khảo thêm Giải thích phrasal verb: break out
- Make the headlines: /meɪk/ /ðə/ /ˈhɛdlaɪnz/: Xuất hiện trên bản tin
- Objective reporting: /əbˈʤɛktɪv/ /rɪˈpɔːtɪŋ/: Đưa tin một cách khách quan
- News coverage (n): /njuːz/ /ˈkʌvərɪʤ/: Tin trang nhất, tin trang bìa
- The gutter press (n): /ðə/ /ˈgʌtə/ /prɛs/: Báo chuyên đưa tin giật gân về người nổi tiếng
Mong rằng qua bài viết trên thì bạn đã hiểu được ngành truyền thông quốc tế là gì và những cân nhắc khi muốn theo học ngành này. Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, giúp các bạn phần nào hiểu hơn về ngành mà mình đang có ý định theo và đam mê nó. Trên hết các bạn hãy tự trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng nhất định để đưa ra quyết định đúng đắn nhất nhé.
Các khóa học IELTS online 1 kèm 1 - 100% cam kết đạt target 6.0 - 7.0 - 8.0 - Đảm bảo đầu ra - Thi không đạt, học lại FREE