GIỚI THIỆU NGÀNH TÂM LÝ HỌC (HỌC GÌ, Ở ĐÂU, ĐIỂM CHUẨN, MỨC LƯƠNG...) & TỪ VỰNG TIẾNG ANH NGÀNH TÂM LÝ HỌC

· Du học Đại Học,Advice

Tâm lý học luôn là ngành học tạo được hứng thú khi nghe qua, nhưng đa phần thí sinh cũng như phụ huynh thường đắn đo và dễ bỏ qua ngành học này vì thiếu thông tin và lo sợ về khả năng tìm kiếm việc làm sau khi ra trường. Tuy nhiên, bạn nên tìm hiểu sâu hơn về Tâm lý học để có cái nhìn khách quan về ngành học dành riêng cho các “bác sĩ cảm xúc” nhé. Nó thực sự rất thú vị đó. Bên cạnh Bài sửa đề thi IELTS WRITING TASK 2 ngày 22/8/2020 của HS đi thi đạt 7.0 writing, trong bài viết dưới đây cùng IELTS TUTOR tìm hiểu kỹ hơn về ngành tâm lý học này nhé.

I. Ngành Tâm lý học là gì?

1. Giới thiệu chung

IELTS TUTOR lưu ý

  • Tâm lý học (tiếng Anh là Psychology) là một bộ môn học thuật thuộc khoa học xã hội, tìm hiểu về các cá nhân và nhóm bằng cách thiết lập những nguyên tắc chung và nghiên cứu những trường hợp cụ thể. Là ngành khoa học nghiên cứu về tâm trí và hành vi, về mọi mặt của ý thức, vô thức và tư duy. Tâm lý học cũng chú tâm đến sự ảnh hưởng của hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý, và các yếu tố bên ngoài lên hành vi và tinh thần của con người.
  • Ngành Tâm lý học nghiên cứu việc xử lý thông tin và biểu hiện hành vi ở con người, làm rõ bản chất của con người bằng cách đi sâu vào mọi ngõ ngách của đời sống, từ kinh tế, chính trị, xã hội cho đến văn hóa, giáo dục, y học, triết học… Hiện nay, tâm lý học được phát triển và ứng dụng rộng rãi trong tất cả các mối quan hệ của đời sống ở tất cả các lĩnh vực của xã hội.
  • Theo học ngành Tâm lý học, các bạn sẽ được đào tạo từ những kiến thức cơ sở tới nâng cao về lĩnh vực tâm lý như: tâm lý học giao tiếp, tâm lý học gia đình, tâm lý học lao động, tâm lý học giáo dục, liệu pháp nhận thức hành vi, tham vấn học đường, các chuyên đề về tệ nạn xã hội, chuyên đề về xử lý tình huống trong đời sống…
Ngành Tâm lý học là gì?

2. Một số lĩnh vực trong chuyên ngành Tâm lý học

IELTS TUTOR lưu ý

  • Chuyên ngành Tâm lý học bao gồm nhiều lĩnh vực. Tùy vào sở thích của bạn để chọn lĩnh vực phù hợp. Ví dụ bạn yêu trẻ con thì chọn Tâm lý học giáo dục. Bạn thích khám phá, điều tra, có thể chọn ngành Tâm lý học tội phạm. Một số lĩnh vực nhỏ thuộc ngành tâm lý học tội phạm: Tâm lý học hành vi, Tâm lý học xã hội, Tâm lý học ứng dụng, Tâm lý học lâm sàng, Tâm lý học phát triển, Tâm lý học quản lý, Tâm lý học giáo dục.>> IELTS  TUTOR  hướng  dẫn PHÂN TÍCH ĐỀ THI 30/5/2020 IELTS WRITING TASK 2 (kèm bài sửa HS đạt 6.5)
  • Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu tinh thần, hành vi, tư tưởng con người. Cụ thể hơn là nghiên cứu việc xử lý thông tin cũng như biểu hiện hành vi của con người (cảm xúc, ý chí, suy nghĩ, hành động); làm rõ những bản chất thật sự bên trong của con người bằng cách đi sâu vào từng ngõ ngách đời sống xoay quanh chủ thể con người từ văn hóa, y học, giáo dục, đến kinh tế, chính trị…
  • Những người được gọi là nhà tâm lý học là người có chuyên môn về ứng dụng, nghiên cứu về hàn lâm ở lĩnh vực này. Ngoài ra, tâm lý học cũng có thể được phân loại riêng ra theo nhiều ngành khác như: nhà nghiên cứu nhận thức, nhà nghiên cứu xã hội học và nhà nghiên cứu hành vi. Và Nhiệm vụ của một nhà tâm lý học cần làm là phải hiểu rõ vai trò, chức năng tinh thần trong hành vi (có thể là tính cá nhân hoặc xã hội), cùng với việc sẽ khám phá ra quá trình sinh lý và vật lý, tìm ra cái nền tảng ở chức năng, hành vi trong nhận thức.

II. Tổng quan về ngành tâm lý học

1. Các khối thi vào ngành Tâm lý học

IELTS TUTOR lưu ý

  • Mã ngành: 7310401
  • Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Tâm lý học: A00: Toán, Vật lí, Hóa học, A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh, B00: Toán, Hóa học, Sinh học, C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

2. Điểm chuẩn ngành Tâm lý học

IELTS TUTOR lưu ý

  • Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Tâm lý học những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 15 - 23 điểm tùy theo các khối thi xét theo học bạ và kết quả thi THPT Quốc gia.

3. Các trường đào tạo ngành Tâm lý học

IELTS TUTOR lưu ý

  • Khu vực miền Bắc: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Lao động Xã hội, Đại học Sư phạm Hà Nội
  • Khu vực miền Trung: Đại học Sư phạm - Đại học Đà nẵng, Đại học Hồng Đức, Đại học Đông Á
  • Khu vực miền Nam: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Lao động Xã hội - Cơ sở TP.HCM, Đại học Sài Gòn, Đại học Sư phạm TP.HCM, Đại học Công nghệ TP.HCM, Đại học Văn Hiến, Đại học Văn Lang, Đại học Hoa Sen

4. 5 chuyên ngành tâm lý học phổ biến cho sinh viên

IELTS TUTOR lưu ý

  • Tâm lý học tội phạm: Nếu bạn từng cảm thấy cuốn hút bởi những cuốn sách hay loạt phim truyền hình trinh thám như Criminal Minds, CSI, tâm lý học tội phạm có thể là chuyên ngành tâm lý học mà bạn sẽ hứng thú. Chuyên ngành nghiên cứu về suy nghĩ, hành vi của tội phạm và hoàn cảnh gây ra tội phạm. Thông qua công việc của mình, các nhà tâm lý học tội phạm hỗ trợ cơ quan thực thi pháp luật bắt giữ các bên có trách nhiệm và giúp giáo dục sâu hơn về tâm trí tội phạm.
  • Làm việc trong ngành tâm lý tội phạm, bạn có thể làm việc với tư cách là kỹ thuật viên khoa học pháp y - người khám nghiệm hiện trường vụ án để lấy bằng chứng hoặc phân tích bằng chứng từ hiện trường vụ án trong phòng thí nghiệm. Một số bạn có thể lựa chọn những công việc khác như phân tích dữ liệu liên quan đến vụ án và tạo lập hồ sơ tâm lý tội phạm, tư vấn cho các nhân viên thực thi pháp luật trong quá trình điều tra tội phạm, hay đánh giá tâm lý nghi phạm trong quá trình xét xử. Đồng thời, bạn cũng có thể theo đuổi công việc giảng dạy tại trường đại học, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tội phạm hay trở thành nhà tâm lý trị liệu, hỗ trợ họ trong quá trình cải tạo để trở thành công dân có ích cho xã hội. 
  • Tâm lý học giáo dục: Tâm lý học giáo dục liên quan đến việc nghiên cứu cách mọi người học, bao gồm phương pháp giảng dạy và sự khác biệt của từng cá nhân trong học tập nhằm thấu hiểu cách mọi người học và lưu trữ thông tin. Nhánh tâm lý học này không chỉ liên quan đến quá trình học tập của trẻ nhỏ và thanh thiếu niên mà còn bao gồm quá trình nhận thức, tiếp thu thông tin trong suốt cuộc đời.
  • Các nhà tâm lý học giáo dục làm việc với các nhà giáo dục, giáo viên và sinh viên để tìm hiểu thêm về cách giúp mọi người học tập tốt nhất. Điều này thường liên quan đến việc xác định những học sinh cần hỗ trợ trong việc học, phát triển các chương trình cho học sinh đang gặp khó khăn, hay thậm chí là tạo ra phương pháp học tập, nội dung học tập mới. Bạn thậm chí có thể trở thành một nhà cố vấn, giúp học sinh đối phó trực tiếp với các rào cản học tập hoặc làm việc trong một tổ chức chính phủ như Bộ Giáo dục, góp phần vào những quyết định giáo dục mang tầm vĩ mô.
  • Tâm lý học lâm sàng: Nếu bạn thích làm việc với mọi người và có khả năng xử lý các xung đột tốt, tâm lý học lâm sàng có thể là lựa chọn tuyệt vời cho bạn. Chuyên ngành tâm lý học này liên quan đến việc đánh giá và điều trị hành vi bất thường và các vấn đề tâm thần. Lĩnh vực này tích hợp giữa khoa học tâm lý học và việc điều trị các vấn đề phức tạp của con người.
  • Các nhà tâm lý học lâm sàng có thể làm việc trong nhiều môi trường khác nhau (bệnh viện, phòng khám, cơ sở hành nghề tư nhân, trường đại học, v.v.). Các công việc trong ngành tâm lý học lâm sàng cũng rất đa dạng, bao gồm nghiên cứu, giảng dạy tại các trường đại học, phát triển và đánh giá chương trình, tham vấn, chính sách công, thực hành nghề nghiệp và các diễn đàn khác nhằm cải thiện sức khỏe tâm lý của các cá nhân, gia đình, nhóm và tổ chức. Trách nhiệm của họ bao gồm từ việc ngăn ngừa và can thiệp sớm các cuộc khủng hoảng nhỏ trong cuộc sống đến giải quyết các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng hơn.
  • Tâm lý học tư vấn; Tâm lý học tư vấn tập trung vào việc hỗ trợ mọi cá nhân trong xã hội về việc đối phó với các vấn đề sức khỏe về thể chất và tinh thần. Tư vấn không phải là đưa ra lời khuyên hay ý kiến mà giúp người thăm khám hiểu rõ hơn về bản thân họ và tìm ra giải pháp của riêng mình để giải quyết tình trạng tâm lý. Các trạng thái không ổn có thể kể đến: trải qua những sự kiện khó khăn và đau buồn trong cuộc sống, chẳng hạn như mất người thân, ly hôn, các vấn đề về sức khỏe, các mối bận tâm về công việc, cảm giác lo lắng hoặc không hài lòng với cuộc sống.
  • Tùy thuộc vào chuyên môn và giấy phép của họ, các nhà tâm lý học tư vấn có thể làm việc trong các bệnh viện, viện dưỡng lão, trung tâm phục hồi chức năng, doanh nghiệp và trường học với các hình thức tư vấn trực tiếp, qua điện thoại hoặc trực tuyến. Họ sẽ cộng tác với y tá, nhân viên xã hội và các chuyên gia sức khỏe tâm thần khác để tìm ra kế hoạch điều trị tốt nhất cho bệnh nhân, đôi khi kết hợp các khía cạnh của nhiều liệu pháp. Ví dụ, trong khi một số nhà tâm lý học tập trung vào liệu pháp nhận thức, một số khác có cách tiếp cận tích cực hơn và làm việc để thay đổi hành vi của bệnh nhân. 
  • Ngoài ra, còn có các liệu pháp hiện đại được đánh giá hiệu quả vượt trội như:
  • Giải mẫn cảm và tái xử lý cử động mắt (EMDR)
  • Hệ thống gia đình nội bộ (IFS)
  • Liệu pháp soma
  • Liệu pháp đứa trẻ bên trong
  • Tâm lý học Tổ chức - Công nghiệp: Nếu bạn quan tâm đến việc áp dụng các nguyên tắc tâm lý học vào bối cảnh thực tiễn trong doanh nghiệp, bạn có thể xem xét theo học chuyên ngành tâm lý học Tổ chức - Công nghiệp (Industrial-Organizational Psychology). Thường được gọi là tâm lý học I-O, lĩnh vực này tập trung vào việc cải thiện hiệu suất công việc và sức khỏe cho nhân viên tại nơi làm việc, từ đó mang lại lợi ích cho toàn tổ chức. 
  • Hai khía cạnh chính của tâm lý học I-O bao gồm:
  • Khía cạnh công nghiệp: tập trung vào việc hiểu vai trò công việc cụ thể phù hợp với từng cá nhân như thế nào. Các nhà tâm lý học tổ chức-công nghiệp sẽ đánh giá các đặc điểm của nhân viên, sau đó kết hợp những cá nhân này với những công việc mà họ có khả năng thực hiện tốt. Ngoài ra, họ cũng chịu trách nhiệm đào tạo nhân viên, phát triển các tiêu chuẩn thực hiện công việc và đo lường hiệu quả.
  • Khía cạnh tổ chức: tập trung vào việc hiểu cách mà tổ chức ảnh hưởng đến hành vi cá nhân. Cơ cấu tổ chức, chuẩn mực xã hội, phong cách quản lý và kỳ vọng về vai trò là các yếu tố có thể ảnh hưởng đến cách mọi người hành xử trong tổ chức.
  • Bên cạnh vấn đề về tâm lý, một khái niệm khác khá phổ biến là tâm thần - là bệnh lý do rối loạn hoạt động não bộ gây ra những biến đổi bất thường về lời nói, tác phong, tình cảm, hành vi, ý tưởng... Vì thế, bạn cần biết những khác biệt chính khi là bác sĩ tâm lý và bác sĩ tâm thần như sau:
  • Bác sĩ tâm thần là bác sĩ y khoa - tiến hành đánh giá sức khoẻ, chẩn đoán, kê toa thuốc và cung cấp nhiều liệu pháp cho tình trạng tâm thần từ nhẹ (rối loạn lo âu, OCD, ADHD, nghiện,...) cho đến nghiêm trọng và phức tạp; trong khi nhà tâm lý học thì tập trung vào việc cung cấp liệu pháp tâm lý (liệu pháp nói chuyện) để giúp bệnh nhân.
  • Thời gian đào tạo để trở thành bác sĩ tâm thần là khoảng 10 năm hoặc hơn; trong khi đó, nhà tâm lý học phải học và thực tập ít nhất 6 – 8 năm bao gồm khoảng thời gian học đại học và khoảng thời gian ban đầu mới ra trường hành nghề dưới sự giám sát của các nhà tâm lý có kinh nghiệm.

5. Chương trình đào tạo ngành Tâm lý học

IELTS TUTOR lưu ý

  • Giáo dục quốc phòng
  • NLCB của CN Mác-Lênin-phần 1
  • Tiếng Anh 1
  • Tiếng Pháp 1
  • Tiếng Nga 1
  • Tiếng Trung 1
  • Giáo dục thể chất 1
  • NLCB của CN Mác-Lênin-phần 2
  • Tiếng Anh 2
  • Tiếng Pháp 2
  • Tiếng Nga 2
  • Tin học đại cương
  • Giáo dục thể chất 2
  • Âm nhạc
  • Mỹ học và Giáo dục thẩm mỹ
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Tiếng Trung 2
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Tiếng Anh 3
  • Tiếng Pháp 3
  • Tiếng Nga 3
  • Giáo dục thể chất 3
  • Tiếng Trung 3
  • Đường lối CM của ĐCS Việt Nam
  • Giáo dục thể chất 4
  • Quản lý Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục
  • Khối kiến thức chuyên ngành
  • Phương pháp nghiên cứu khoa học
  • Sinh lý học hoạt động thần kinh
  • Cơ sở văn hóa Việt Nam
  • Xác suất thống kê
  • Phương pháp nghiên cứu khoa học
  • Tâm lý học đại cương
  • Những cơ sở chung về GDH
  • Tâm lý học xã hội
  • Lý luận giáo dục
  • Tâm lý học xuyên/đa văn hóa
  • Lý luận dạy học
  • Tâm lý học nhận thức
  • Tâm lý học nhân cách
  • Nhập môn tâm lý học phát triển
  • Tâm lý học phát triển
  • Các giai đoạn phát triển tâm lý người
  • Chẩn đoán tâm lý
  • Nhập môn tham vấn tâm lý
  • Nhập môn tâm lý học trường học
  • Tâm bệnh học trẻ em và thanh thiếu niên
  • Các phương pháp nghiên cứu trong TLHTH
  • Các lý thuyết tham vấn - trị liệu trong trường học
  • Đánh giá trí tuệ và tham vấn học tập
  • Đánh giá nhân cách và can thiệp
  • Tư vấn giáo dục
  • Giám sát trong tâm lý học trường học
  • Tiếng Anh chuyên ngành
  • Tiếng Pháp chuyên ngành
  • Tiếng Nga chuyên ngành Tâm lý
  • Kỹ thuật phỏng vấn và xây dựng trường hợp

III. Học ngành Tâm lý học mang lại lợi ích gì?

1. Cơ hội nghề nghiệp rộng mở

IELTS TUTOR lưu ý

  • Nhà tâm lý học đường: Làm việc tại các trường học với vị trí phụ trách tâm lý học đường, hỗ trợ giáo viên, cha mẹ học sinh trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Công việc chính là tham gia vào việc giúp cho những học sinh có thể giải tỏa được những áp lực, khúc mắc trong học tập, cuộc sống, hay trong tình yêu từ đó có thể chuyên tâm vào việc học tập đạt thành tích tốt.
  • Nhà trị liệu tâm lý: Làm việc tại các bệnh viện tâm thần, các trung tâm tư vấn, trị liệu tâm lý. Công việc của bạn có thể là làm việc độc lập hoặc hỗ trợ cho các bác sĩ tâm thần giúp cho người cần trị liệu phân tích, hiểu và giải quyết những mâu thuẫn tâm lý với người khác cũng như là những khó khăn tâm lý của chính bản thân mình.
  • Chuyên viên tham vấn: Làm việc tại các trung tâm tư vấn, trực các đường dây nóng, tổ chức phi chính phủ… Công việc của bạn là gặp gỡ, trò chuyện giúp cho những người có nhu cầu hiểu, nhận thức được vấn đề của mình và tự tìm cách giải quyết.
  • Nhà tâm lý học: Làm việc ở các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, các trường đại học cao đẳng, các công ty truyền thông… Công việc của nhà tâm lý học cũng rất đa dạng, họ có thể làm công tác nghiên cứu, hoạch định chính sách liên quan đến tâm lý ứng dụng trong quản trị, kinh doanh, tham gia vào các dự án, tổ chức trong và ngoài nước.
  • Nhà tư vấn tuyển dụng: Làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu, bệnh viện... Công việc của bạn là giúp các nhà quản lí doanh nghiệp, tổ chức… đánh giá nhu cầu nhân lực của tổ chức, nghiên cứu để xác định các yêu cầu của vị trí tuyển dụng, lên kế hoạch và thực hiện phỏng vấn tuyển dụng các ứng viên có những đặc điểm phù hợp.

2. Mức lương cao

IELTS TUTOR lưu ý

  • Đối với sinh viên mới ra trường và ít kinh nghiệm làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức xã hội thì mức lương trung bình từ 5 - 7 triệu đồng/ tháng.
  • Đối với những đã có kinh nghiệm làm việc trong ngành Tâm lý học và tùy thuộc vào vị trí, năng lực sẽ có mức lương cao hơn từ 8 - 10 triệu đồng/ tháng hoặc có thể cao hơn.
  • Chuyên viên tâm lý thị trường: trên dưới 10 triệu đồng cho 1 tháng. Định mức lương này sẽ tăng sau khi bạn đã có vài năm kinh nghiệm. Đồng thời, nó còn phụ thuộc rất nhiều vào hiệu suất làm việc của bạn. Tức là, nếu bạn làm việc năng suất, bạn hoàn toàn có thể đạt mức: 15 triệu đến 20 triệu cho 1 tháng.
  • Chuyên viên tâm lý vấn đề: hôn nhân, xã hội,..: trên dưới 10 triệu đồng 1 tháng. Tuy nhiên, mức lương của công việc này còn phụ thuộc vào bằng cấp và kinh nghiệm làm việc của bạn.
  • Bác sĩ Tâm thần: lương khởi đầu của bác sĩ dao động từ 10 đến 15 triệu đồng 1 tháng. Sau khi du học ngành tâm lý học và nhiều năm tích lũy kinh nghiệm và đạt đủ trình độ, kỹ năng chuyên môn, khi đã trở thành chuyên gia tâm lý học thì bạn hoàn toàn có thể mở phòng khám riêng để chữa bệnh cho mọi người. Lúc này, mức lương của bác sĩ tâm thần có thể lên đến mức vài chục triệu cho 1 tháng.>> IELTS  TUTOR  hướng  dẫn  Sửa bài IELTS SPEAKING PART 1-2-3 topic Work/Study(Sửa & Làm lại 4 lần - HS đạt 7.5)

IV. Những câu hỏi thường gặp

1. Câu hỏi 1: Học Tâm lý học bao nhiêu năm?

IELTS TUTOR lưu ý

  • Thời gian học chuyên ngành Tâm lý học không dài như Y, Dược. Chuyên ngành Tâm lý học sẽ học trong 4 năm. Nếu bạn theo đuổi các cấp cao hơn, thì thời gian học sẽ dài hơn. Nếu học lên thạc sĩ tâm lý học sẽ mất thêm từ 1,5 – 2 năm nữa. Nếu tiếp tục học lên tiến sĩ sẽ mất khoảng 3 – 5 năm.

2. Câu hỏi 2: Tố chất phù hợp với ngành Tâm lý học là gì?

IELTS TUTOR lưu ý

  • Muốn trở thành một nhà tâm lý học và là chuyên gia trong lĩnh vực này bạn cần có những tố chất sau:
  • Nhạy cảm, tinh tế, nhẹ nhàng: đây là nghề chăm sóc, hỗ trợ tinh thần cho con người. Khi có những tình huống xảy ra bạn sẽ là người giúp gỡ bỏ những mâu thuẫn, rắc rối trong vấn đề. Vì vậy, bạn phải thực sự nhạy cảm, tinh tế hiểu thấu mọi khía cạnh của sự việc để đưa ra hướng giải quyết phù hợp.
  • Biết lắng nghe và thấu hiểu: để giúp người khác giải quyết vấn đề trong tâm tư của họ, bắt buộc bạn phải biết lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ để người đối diện cảm thấy giải quyết được một phần rối loạn của mình. Sau đó, bạn sẽ trợ giúp bệnh nhân bằng các phương pháp phù hợp.
  • Tâm hồn phóng khoáng, tấm lòng vị tha, độ lượng, không toan tính là yếu tố cần thiết để dẫn bạn đến thành công ở lĩnh vực này.
  • Sử dụng trí tuệ cảm xúc nhiều hơn trí tuệ logic. Khả năng giao tiếp, ngôn ngữ hoạt bát cũng là điều cần thiết để làm việc thành công.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề tốt.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt.

V. Tổng Hợp Đầy Đủ Thuật Ngữ Tiếng Anh Chuyên Ngành Tâm Lý Học

IELTS TUTOR lưu ý

  • Analytic psychology: Tâm lý học phân tích
  • Illusion: ảo giác, ảo tưởng
  • Inferences: sự suy luận
  • Insanity: bệnh điên
  • Insomnia: chứng mất ngủ
  • Groupthink: tư duy nhóm
  • Group polarization: sự phân cực nhóm
  • Alzheimer’s disease: bệnh tâm thần, chứng mất trí
  • Amnesia: chứng quên, mất trí nhớ
  • Halo effect: hiệu ứng hào quang =>> Tham khảo thêm Cách dùng danh từ "effect" tiếng anh
  • Dysfunctional conflict: xung đột bất thường
  • Dark adaptation: thích nghi với bóng tối
  • Dissociative disorder: chứng rối loạn phân ly
  • Dissociative identity disorder (DID): chứng rối loạn xác định phân ly
  • Episodic memory: trí nhớ tình tiết
  • Ego: cái tôi, bản ngã
  • Emotional intelligence: trí tuệ cảm xúc
  • Encoding: mã hóa
  • Cognitive dissonance: mâu thuẫn nhận thức, sự không hòa hợp về nhận thức
  • Defensive communication: giao tiếp phòng vệ
  • Dependant-care option: phương án chăm sóc người phụ thuộc
  • Disarm the opposition: làm tiêu tan sự phản đối
  • Downshifting: thay đổi lối sống
  • Endocrine system: hệ nội tiết
  • Environmental variables: các biến môi trường =>> Tham khảo thêm Cách dùng từ "environment" tiếng anh
  • Galatea effect: hiệu ứng Galatea
  • Grapevine: tin đồn
  • Ego defense mechanisms: cơ chế bảo vệ cái tôi
  • Egocentrism: Thuyết tự đề cao mình
  • Electroencephalogram: điện não đồ
  • Iconic memory: trí nhớ hình ảnh
  • Instinct: bản năng, năng khiếu =>> IELTS TUTOR hướng dẫn Word form "instinct" tiếng anh
  • Internalization: sự tiếp thu, chủ quan hóa
  • Intimacy: sự thân mật, thân tìn Judgment: óc phán đoán, lương tri
  • Job enrichment: làm giàu công việc
  • Altruism: lòng vị tha, hành động vị tha
  • Implicit learing: học tập vô thức
  • Health psychology: tâm lý học về sức khỏe =>> Tham khảo thêm Từ vựng topic Health / Health care / Medicine IELTS
  • Humanistic psychology: tâm lý học nhân văn
  • Hallucination: ảo giác
  • Hypnosis: sự thôi miên
  • Individual dominance: sự chi phối của cá nhân
  • Informal communication pathway: con đường giao tiếp không chính thức
  • Cognitive restructuring: sự tái cấu trúc nhận thức
  • Ingratiation: sự lấy lòng
  • Anorexia nervosa: chứng biếng ăn tâm thần
  • Joking and kidding: đùa cợt và trêu chọc
  • Kinesthetic sense: giác quan vận động
  • Autism: bệnh tự kỷ
  • A-type conflict: xung đột tình cảm
  • Gestalt psychology: tâm lý học cấu trúc
  • Glia: tế bào thần kinh đệm
  • Group dynamics: động lực nhóm
  • Autocratic leader: nhà lãnh đạo độc tài
  • Attention-deficit hyperactivity disorder (ADHD): Sự rối loạn tăng động giảm chú ý
  • Absolute threshold: ngưỡng tuyệt đối
  • Body image: sơ đồ thân
  • Central nervous system: hệ thần kinh trung ương
  • Cerebellum: tiểu não
  • Cerebellum astrophy: thoái hóa tiểu não
  • Cerebral cortex: vỏ não
  • Cochlea: ốc tai
  • Accommodation: sự điều tiết
  • Acquisition: sự tiếp nhận =>> IELTS TUTOR hướng dẫn Cách dùng danh từ "acquisition" tiếng anh
  • Action potential: thế động tác (sự thay đổi điện thế qua màng tế bào thần kinh)
  • Acute stress: cơn căng thẳng cấp tính
  • Addiction: sự nghiện
  • Leadership style: phong cách lãnh đạo
  • Learning task: nhiệm vụ học tập
  • Brainstorming: động não
  • Brainwriting: động não viết
  • Burnout: mệt lử =>> Tham khảo thêm Giải thích phrasal verb: Burn out
  • Business psychology: tâm lý học kinh doanh
  • Brain stem: thân não
  • Leading by example: lãnh đạo bằng cách làm gương
  • Long-term memory: trí nhớ dài hạn
  • Ageism: sự đối xử không công bằng với người nào đó do tuổi tác của họ
  • Aggression: thái độ công kích

Tóm lại, IELTS TUTOR mong rằng qua bài viết này các bạn đã có thể trang bị cho mình những kiến thức về ngành tâm lý học để chọn ngành sao cho phù hợp với sở thích và định hướng của mình nhất nhé.

Các khóa học IELTS online 1 kèm 1 - 100% cam kết đạt target 6.0 - 7.0 - 8.0 - Đảm bảo đầu ra - Thi không đạt, học lại FREE

Các khóa học IELTS online 1 kèm 1 - 100% cam kết đạt target 6.0 - 7.0 - 8.0 - Đảm bảo đầu ra - Thi không đạt, học lại FREE

>> IELTS Intensive Writing - Sửa bài chi tiết

>> IELTS Intensive Listening

>> IELTS Intensive Reading

>> IELTS Intensive Speaking

Các khóa học IELTS online 1 kèm 1 - 100% cam kết đạt target 6.0 - 7.0 - 8.0 - Đảm bảo đầu ra - Thi không đạt, học lại FREE
Các khóa học IELTS online 1 kèm 1 - 100% cam kết đạt target 6.0 - 7.0 - 8.0 - Đảm bảo đầu ra - Thi không đạt, học lại FREE