Ngành Quan hệ quốc tế hiện nay đang là ngành học rất hấp dẫn, thu hút khá nhiều sự chú ý của lớp trẻ. Tuy nhiên, để theo học ngành này thì đòi hỏi bạn phải có học lực từ loại khá trở lên và khả năng tiếng Anh phải rất tốt. Bên cạnh Bài sửa đề thi IELTS WRITING TASK 2 ngày 22/8/2020 của HS đi thi đạt 7.0 writing, IELTS TUTOR cũng giúp bạn trả lời câu hỏi ngành Quan hệ Quốc tế là gì và có khó không, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
I. NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ LÀ GÌ?
1. Giới thiệu chung
IELTS TUTOR lưu ý:
- Quan hệ quốc tế (tiếng Anh là International Relations) là một ngành của chính trị học, nghiên cứu về ngoại giao và các vấn đề toàn cầu giữa các nước thông qua hệ thống quốc tế, bao gồm các quốc gia, tổ chức đa chính phủ, tổ chức phi chính phủ, và các công ty đa quốc gia. Bên cạnh chính trị học, quan hệ quốc tế còn quan tâm đến những lĩnh vực khác nhau như kinh tế, lịch sử, luật, triết học, địa lý, xã hội học, nhân loại học, tâm lý học, và văn hóa học.
- Ngành Quan hệ quốc tế là ngành học liên quan đến những vấn đề đa dạng như toàn cầu hóa và những tác động đến xã hội và chủ quyền của các quốc gia, bảo vệ sinh thái, tăng trưởng hạt nhân, chủ nghĩa dân tộc, phát triển kinh tế, khủng bố, tội phạm có tổ chức, an ninh nhân loại, và nhân quyền.
2. Ngành học này cung cấp những kiến thức gì cho người học?
IELTS TUTOR lưu ý:
- Ngành học này sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lịch sử - chính trị thế giới hiện đại; kiến thức về khoa học chính trị; những lý thuyết, trường phái cơ bản trong quan hệ quốc tế; kiến thức cơ bản về luật quốc tế; nắm vững chính sách đối ngoại của Việt Nam; hiểu biết về chính sách đối ngoại các nước lớn trên thế giới; kiến thức nền tảng về văn hóa, tôn giáo thế giới; kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của các tổ chức quốc tế.>> IELTS TUTOR hướng dẫn Sửa bài IELTS SPEAKING PART 1-2-3 topic Work/Study(Sửa & Làm lại 4 lần - HS đạt 7.5)
- Quan hệ quốc tế sử dụng nhiều công cụ, phương tiện để đạt được mục đích, trong đó có sử dụng các phương tiện truyền thông bao gồm các phương tiện truyền thống (báo chí, sách, điện ảnh) và các phương tiện truyền thông mới (như Facebook, Youtube, Instagram) để truyền đạt thông điệp trên phạm vi toàn thế giới.
II. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
1. Các khối thi vào ngành Quan hệ quốc tế
IELTS TUTOR lưu ý:
Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Quan hệ quốc tế:
- A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
- D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
- D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
- D15: Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh
2. Các trường đào tạo ngành Quan hệ quốc tế
IELTS TUTOR lưu ý:
Dưới đây là danh sách các trường đại học có ngành Quan hệ quốc tế theo từng khu vực sẽ giúp các bạn dễ dàng tìm được một ngôi trường phù hợp.
- Khu vực miền Bắc: Học viện Ngoại giao, Học viện Khoa học Quân sự, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Khu vực miền Trung: Đại học Duy Tân
- Khu vực miền Nam: Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM, Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM
3. Điểm chuẩn ngành Quan hệ quốc tế
IELTS TUTOR lưu ý:
- Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Quan hệ quốc tế những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 18 - 24 điểm tùy theo các tổ hợp môn xét tuyển theo kết quả thi THPT Quốc gia.>> IELTS TUTOR hướng dẫn PHÂN TÍCH ĐỀ THI 30/5/2020 IELTS WRITING TASK 2 (kèm bài sửa HS đạt 6.5)
4. Chương trình đào tạo ngành Quan hệ quốc tế
IELTS TUTOR lưu ý:
- Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin 1
- Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin 2
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Đường lối cách mạng của Đảng CSVN
- Pháp luật đại cương
- Kỹ năng mềm
- Tiếng Anh 1
- Tiếng Anh 2
- Tiếng Anh 3
- Tiếng Anh 4
- Tiếng Nhật 1
- Tiếng Nhật 2
- Tiếng Nhật 3
- Tiếng Nhật 4
- Giáo dục quốc phòng
- Giáo dục thể chất
- A2. Các môn học chung khối Kinh tế - Xã hội
- Tin học đại cương
- Xã hội học đại cương
- Tâm lý học đại cương
- Logic Hoc
- Lịch sử văn minh thế giới
III. NHỮNG LỢI ÍCH KHI HỌC NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
1. Giao tiếp trong môi trường giao thoa văn hóa
IELTS TUTOR lưu ý:
- Internet đang khiến việc giao tiếp với mọi người trên khắp thế giới với nền văn hóa khác nhau trở nên dễ dàng hơn. Đồng thời, người nước ngoài đang xuất hiện ngày càng nhiều ở Việt Nam cả trong môi trường công sở và trong cuộc sống đời thường.
- Nhưng, bên cạnh rào cản về ngôn ngữ, giữa các quốc gia còn có rào cản văn hóa. Học quan hệ quốc tế sẽ giúp chúng ta hiểu thêm cách thế giới nhìn nhận các vấn đề khác nhau như thế nào, qua đó nâng cao khả năng giao tiếp trong môi trường giao thoa văn hóa.
- Khi học ngành quan hệ quốc tế, các bạn sẽ được trải nghiệm việc nói chuyện, tìm hiểu về văn hóa của người dân bản địa
2. Tư duy phản biện
IELTS TUTOR lưu ý:
- Quan hệ quốc tế sẽ giúp chúng ta cách tư duy hiểu, phân tích vấn đề một cách logic, đa chiều để đưa ra nhận định và cách giải quyết vấn đề hợp lý và sáng tạo. Đây được xem là một kỹ năng quan trọng của bất cứ ngành học và nghề nào trong thế kỷ XXI.
- Học ngành quan hệ quốc tế có tác động tích cực đến tư duy của chúng ta, lợi ích khi học ngành này đó là rèn luyện tư duy phản biện, cách suy nghĩ logic, giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống cũng như công việc sau này.
3. Cơ hội tương lai rộng mở
IELTS TUTOR lưu ý:
- Quan hệ quốc tế bao hàm nhiều lĩnh vực (chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, công nghệ) và sử dụng kiến thức của nhiều ngành như: chính trị học, văn hóa, kinh tế, xã hội học, luật học, công nghệ thông tin, truyền thông (trong đó có báo chí, quan hệ công chúng, quảng cáo, marketing)…v.v. Phương pháp của các ngành này đều được ứng dụng trong bối cảnh xuyên biên giới để giải quyết các vấn đề quan hệ quốc tế.
- Do đó, trên cơ sở cách ứng dụng đa ngành trên nhiều lĩnh vực của quan hệ quốc tế, sinh viên có thể vận dụng và lựa chọn bất cứ ngành nào trong bất cứ nghề và lĩnh vực nào.
4. Mức lương cao vút
IELTS TUTOR lưu ý:
- Đối với sinh viên mới ra trường và ít kinh nghiệm làm việc tại các doanh nghiệp thì mức lương trung bình từ 7 - 10 triệu đồng/ tháng.
- Đối với những đã có kinh nghiệm làm việc trong ngành Quan hệ quốc tế và tùy thuộc vào vị trí, năng lực sẽ có mức lương cao hơn từ 10 - 15 triệu đồng/ tháng hoặc có thể cao hơn.
IV. NHỮNG TỐ CHẤT CẦN CÓ KHI MUỐN HỌC NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
IELTS TUTOR lưu ý:
- Kỹ năng giao tiếp, trình bày và đàm phán tốt: Đàm phán thuyết phục là một trong những kỹ năng quan trọng để đạt đến sự thành công trong việc thiết lập mối quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp, phát triển quan hệ tốt với các đối tác trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt việc thu hút và giữ chân khách hàng tiềm năng đòi hỏi các bạn phải nhạy bén nắm bắt tâm lý, đoán định được nhu cầu của đối tác, từ đó đưa ra các phương hướng, chiến lược thu hút hiệu quả nhất. Giao tiếp cũng là chìa khóa để bạn bắt đầu mở rộng và duy trì mối quan hệ trong công ty và cộng đồng những người làm việc cùng lĩnh vực.
- Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc độc lập: Làm việc độc lập và làm việc nhóm chính là hai kỹ năng bổ trợ cho nhau để hoàn thành tốt công việc với tinh thần hợp tác và chủ động. Làm việc nhóm yêu cầu bạn phải biết cách hợp tác với đồng nghiệp, phân chia công việc hợp lý và cùng theo một mục tiêu chung. Trong khi đó, để làm việc độc lập đòi hỏi bạn phải chủ động xử lý công việc, biết cách quản lý và sắp xếp để hoàn thành phần việc được giao.
- Có khả năng ngoại ngữ tốt: Trong thời điểm toàn cầu hóa như hiện nay, công ty nước ngoài ngày càng đầu tư nhiều vào Việt Nam thì kỹ năng ngoại ngữ là công cụ quan trọng nhất đối với các bạn sinh viên, là điểm cộng đối với nhà tuyển dụng. Việc thông thạo một hay hai ngoại ngữ đang trở thành yêu cầu bắt buộc đối với mỗi bạn ứng viên. Ngoại ngữ là yếu tố vô cùng quan trọng để bạn tiếp cận ngày càng nhiều cơ hội làm việc tại Việt Nam.
- Kiến thức xã hội sâu rộng: để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực quan hệ quốc tế đòi hỏi bạn phải có vốn kiến thức xã hội thật phong phú. Ngoài ra, người làm quan hệ quốc tế còn phải tạo nên những chiến lược, phương thức hoạt động kinh doanh sáng tạo thu hút khách hàng, để công ty hoạt động hiệu quả. Do đó, việc am hiểu sâu rộng các lĩnh vực của đời sống xã hội là một yêu cầu tất yếu.
- Những tố chất cần thiết để học tốt ngành Quan hệ quốc tế không chỉ gói gọn ở những yêu cầu trên. Để gặt hái được thành công ở ngành nghề mới mẻ này, bạn còn phải là người năng động, phát huy tối đa năng lực khi làm việc nhóm, có kỹ năng quản lý thời gian, nhanh chóng phân tích và giải quyết các tình huống nảy sinh trong thực tiễn kinh doanh…Tại những trường đại học đào tạo ngành Quan hệ quốc tế như Học viện Báo chí tuyên truyền, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết để thích ứng và luôn nổi trội trong lĩnh vực nghề nghiệp phát triển không ngừng này.
V. LÀM NGHỀ GÌ SAU KHI TỐT NGHIỆP NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ?
IELTS TUTOR lưu ý
- Nhà ngoại giao, chuyên viên đối ngoại: Là một nhà ngoại giao, chuyên viên đối ngoại bạn sẽ đại diện và bảo vệ lợi ích của đất nước về mặt chính trị, thương mại ở nước ngoài. Bạn có thể làm việc trong các lãnh sự quán, đại sứ quán, đưa ra những phát ngôn chính thức về các sự kiện chính trị, xung đột, tranh chấp,... Một số trách nhiệm chính của các nhà ngoại giao là: Duy trì mối liên kết giữa quốc gia và đất nước bạn làm việc, thu thập và báo cáo về tất cả các thông tin có thể gây ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, thảo luận, đàm phán và hòa giải trong các vấn đề phát sinh liên quan tới nền hoà bình, xung đột, thương mại, kinh tế, tội phạm cũng như các khía cạnh văn hóa xã hội.
- Phân tích chính trị quốc tế: Một cơ hội nghề nghiệp khác dành cho các bạn học ngành quan hệ quốc tế là trở thành những học giả, chuyên gia phân tích chính trị quốc tế. Về cơ bản, vị trí công việc này thường là làm trong cơ quan nhà nước, chịu sự quản lý của chính phủ. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm trong công ty truyền thông hoặc viện nghiên cứu. Trách nhiệm của bạn sẽ là: Nhận thức, đánh giá các sự kiện chính trị trên thế giới và ảnh hưởng, tác động của chúng, thông báo và giải thích các diễn biến chính trị khác nhau, phân tích dựa trên luật pháp trong nước và quốc tế, chính sách công và quyết định của chính phủ, tư vấn cho các quan chức chính phủ khi được yêu cầu, dự báo xu hướng chính trị, đánh giá các sự kiện dựa vào bối cảnh lịch sử, địa lý, văn hoá, viết các báo cáo, bài phân tích, nghiên cứu chuyên sâu về tình hình chính trị cũng như các mối quan hệ quốc tế.
- Quan hệ công chúng và truyền thông: Nếu bạn theo học ngành quan hệ quốc tế nhưng không thích môi trường làm việc trong các cơ quan nhà nước, gia nhập các tổ chức, công ty truyền thông và quan hệ công chúng cũng là một lựa chọn nghề nghiệp hấp dẫn. Với những kiến thức và kỹ năng được học, rèn luyện ngay trong chương trình học, bạn có thể đảm nhiệm các vị trí việc làm như báo chí, truyền thông, quảng cáo,...>> IELTS TUTOR có hướng dẫn kĩ Hướng dẫn đề thi IELTS 21/11/2020 bài WRITING TASK 1 (map) về school library (kèm bài sửa cho HS đi thi)
- Xuất nhập khẩu, kinh doanh quốc tế: Trở thành nhân viên xuất nhập khẩu hay nhân viên kinh doanh quốc tế là vị trí việc làm khác trong ngành quan hệ quốc tế. Bạn có thể sẽ cần học thêm về một số nghiệp vụ xuất nhập khẩu để làm tốt trong các vai trò. Hãy nỗ lực tận dụng kiến thức về kinh doanh quốc tế, quản trị nhân lực, logistic và khả năng ngoại ngữ để phát triển sự nghiệp của mình trong lĩnh vực thú vị này. Bạn hoàn toàn có thể thăng tiến và nhận mức thu nhập đáng mơ ước.
- Làm việc trong các tổ chức phi chính phủ: Bằng cấp về quan hệ quốc tế có thể giúp bạn có một công việc trong các tổ chức phi lợi nhuận quốc tế. Thông thường, bạn có thể làm việc ở các vị trí truyền thông, nâng cao nhận thức,... Nhiệm vụ chính của bạn thường là: tạo chiến lược truyền thông hiệu quả, xử lý thông tin liên lạc nội bộ, viết nội dung cho truyền thông và mạng xã hội, nhân viên viện trợ/cứu trợ, tình nguyện viên.
VI. Tham khảo từ vựng tiếng Anh cho lĩnh vực ngoại giao
IELTS TUTOR lưu ý
- Diplomatic: Ngoại giao
- Foreign Office: Bộ ngoại giao
- Federal: Liên bang
- Ambassador: Đại sứ
- Citizen: Công dân
- Embassy: Tòa đại sứ
- Candidate: Ứng cử viên
- Collaboration: Sự cộng tác =>> IELTS TUTOR hướng dẫn Cách Paraphrase từ "collaborate" tiếng anh
- Ally: nước đồng minh, nước liên minh, bạn đồng minh
- Annex: Sáp nhập, thôn tính (lãnh thổ)
- Barter: Đổi chác, sự đổi chác
- Federal: Liên bang
- Border: Biên giới
- Independence: Sự tự do, độc lập
- Commerce: Thương mại, sự giao thiệp =>> Tham khảo thêm Cách dùng danh từ "commercial" tiếng anh
- Compliance: Sự bằng lòng, sự ưng thuận
- Conciliatory: Hòa giải
- Conduct: đạo đức, cách ứng xử
- Conflict: Sự tranh giành, cuộc xung đột, va chạm
- Confront: Dương đầu, đối diện
- Collaboration: Sự cộng tác
- Conquer: Đoạt, xâm chiếm, chế ngự
- Consular: lãnh sự
- Privilege: Đặc quyền, đặc ân
- Goodwill: Thiện chí, lòng tốt, sự tín nhiệm (đối với khách hàng)
- Alliance: Khối liên minh, khối đồng minh
- Adhere: Tham gia, gia nhập
- Convention: Hội nghị, hiệp định, sự thỏa thuận
- Credentials : Thư ủy nhiệm, quốc thư
- Consulate: Tòa lãnh sự, lãnh sứ quán
- Protocol: Nghi thức ngoại giao, lễ tân
- Crisis: Sự khủng hoảng, cơn khủng hoảng
- Adversary: Kẻ địch, đối phương, đối thủ
- Breach: Mối bất hòa, sự tan vỡ
- Delegation: Phái đoàn, đoàn đại biểu, sự cử đại biểu
- Struggle: Cuộc chiến đấu, sự đấu tranh
- Diplomacy: ngành ngoại giao, sự đàm phán thương lượng giữa các quốc gia
- Dispute: Cuộc bàn cãi, tranh luận, cuộc tranh chấp
- Embargo: Lệnh cấm vận, đình chỉ hoạt động
- Declaration: Sự tuyên bố, bản tuyên ngôn =>> Tham khảo thêm Cách dùng danh từ "Declaration" tiếng anh
- Envoy: Công sứ, phái viên, đại diện ngoại giao
- Grievance: Mối bất bình
- Policy: Chính sách
- Honor: Danh dự, thanh danh, niềm vinh dự
- Implement: Thi hành, thực hiện đầy đủ (giao kèo, khế ước)
- Impose: Đánh (thuế), bắt chịu
- Intervention: Sự xen vào, sự can thiệp
- Mission: Sứ mệnh, nhiệm vụ, sự đi công tác, phái đoàn
- Resolution: Nghị quyết
- Sanction: Luật pháp, sắc lệnh, sự phê chuẩn
- Strategic: Chiến lược
- Territory: Đất đai, lãnh địa, lãnh thổ =>> Tham khảo thêm Cách dùng danh từ "territory" tiếng anh
- Treaty: Hiệp ước
- Conciliatory: Hòa giải
- Resolution: Nghị quyết
- Agreement: Hiệp định
- International Conference: Hội nghị quốc tế
- Preliminary Agreement: Hiệp định sơ bộ
- Appoint ambassador to negotiate: Cử đại sứ sang đàm phán
- Post-Ministerial Meeting: Hội nghị sau Bộ trưởng
- Ministerial Meeting: Hội nghị Bộ trưởng
- Summit (Meeting): Hội nghị thượng đỉnh
- Amendment: Bổ sung, sửa đổi
- Clause: Điều khoản
- Countersign: Tiếp ký, phê chuẩn
- Declaration: Tuyên bố
- Consulate: Tòa lãnh sự, lãnh sự quán
- Stipulation: Điều quy định
- Denouce of treaty: Tuyên bố bãi ước
- Maintain diplomatic relation with: Duy trì quan hệ ngoại giao với
- Note: Công hàm
- Implement: Thi hành, thực hiện
- Intervention: Sự xen vào, can thiệp
- Protocol: Nghị định thư
- Privilege: Đặc quyền, đặc ân
- Convention: Hội nghị, hiệp định, thỏa thuận
- Speech: Bài phát biểu, diễn văn =>> IELTS TUTOR hướng dẫn Cách dùng danh từ "speech" tiếng anh
- Ratify: Phê chuẩn
- Foreign Office: Bộ Ngoại giao
- Diplomatic: Ngoại giao
- Collaboration: Sự động tác
- Adversary: Đối thủ, đối phương
- Alliance: Khối liên minh, đồng minh
- International arena: Vũ đài quốc tế
- Memorandum: Giác thư
- Ally: Nước đồng minh, nước liên minh
- Ambassador: Đại sứ
- Border: Biên giới
- Compliance: Sự bằng lòng, sự ưng thuận
- Embargo: Lệnh cấm vận, đình chỉ hoạt động
- Envoy: Công sứ, phái viên, đại diện ngoại giao
- Goodwill: Thiện chí, lòng tốt, sự tín nhiệm
- Cooperation in all fields: Hợp tác về mọi mặt
Tóm lại, việc xác định rõ tố chất và thiên hướng nghề nghiệp là bước đà quan trọng cho lộ trình học tập và làm việc về sau. Nếu bạn đã rõ học ngành Quan hệ quốc tế yêu cầu những gì thì hãy tiến hành ngay bước chọn trường để có được địa chỉ đầu tư kiến thức phù hợp nhất nhé. IELTS TUTOR mong rằng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu rõ hơn về ngành quan hệ quốc tế và chọn cho mình định hướng phù hợp nhất.
Các khóa học IELTS online 1 kèm 1 - 100% cam kết đạt target 6.0 - 7.0 - 8.0 - Đảm bảo đầu ra - Thi không đạt, học lại FREE