CHUYÊN NGÀNH KỸ SƯ: NGÀNH LƯƠNG CAO, RA TRƯỜNG LÀM GÌ? TỪ VỰNG TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH KỸ SƯ

· Du học Đại Học,Advice

Ngành nghề Kỹ sư luôn được biết đến là nhóm ngành luôn có nhu cầu tuyển dụng cao. Nếu như bạn là người đam mê sáng tạo, tìm tòi cơ chế hoạt động của máy móc, thiết bị, luôn suy nghĩ chịu khó tìm kiếm giải pháp điểm giải quyết các vấn đề thuộc về kỹ thuật... Bạn rất thích hợp với nhóm ngành Kỹ sư. Bên cạnh Bài sửa đề thi IELTS WRITING TASK 2 ngày 22/8/2020 của HS đi thi đạt 7.0 writing, IELTS TUTOR cũng hướng dẫn chi tiết các kiến thức liên quan đến chuyên ngành kỹ sư, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

I. Ngành kỹ sư là gì?

1. Giới thiệu chung

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Kỹ sư là danh từ dùng để chỉ những người làm việc phát minh, phân tích, thiết kế và thực hành các công việc về kỹ thuật. Từ các công trình lớn cho đến máy móc, thiết bị, các mạch vi điện tử, hay dữ liệu máy tính là tất cả những gì bạn có thể trực tiếp làm việc cùng nếu như bạn lựa chọn để trở thành một kỹ sư. 
  • Công việc của các kỹ sư hình sự liên kết giữa những khám phá khoa học và các ứng dụng tiếp theo của chúng, các ứng dụng cho con người, và nhu cầu kinh doanh và chất lượng cuộc sống.

2. Các nhóm ngành Kỹ sư

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Kỹ sư dân dụng
  • Kỹ sư phần mềm
  • Kỹ sư máy tính
  • Kỹ thuật điện
  • Kỹ sư cơ khí

II. 8 ngành kỹ sư phổ biến nhất hiện nay

1. Kỹ sư cơ khí

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Đây là nhánh kỹ sư lâu đời và có tính ứng dụng rất cao trong đời sống. Về cơ bản, kỹ sư cơ khí chuyên về thiết kế, sản xuất và bảo trì hệ thống máy móc. Khi học ngành này, bạn sẽ được trang bị các kiến thức chuyên môn như động lực học, thủy động lực học, nhiệt động lực học, phân tích tác động lực, thiết kế động cơ và mẫu mã sản phẩm.
  • Ngành học kỹ sư cơ khí sẽ phù hợp với những bạn yêu thích làm việc với máy móc và đam mê sáng tạo sản phẩm. Một số chuyên ngành của kỹ sư cơ khí có thể kể đến như sản xuất phương tiện giao thông, công nghệ nano và sản xuất người máy. Kiến thức được học trong ngành có thể làm nền tảng để áp dụng cho nhiều nhánh kỹ sư khác.
8 ngành kỹ sư phổ biến nhất hiện nay

2. Kỹ sư hàng không

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Đúng như tên gọi, ngành kỹ sư hàng không có trách nhiệm nghiên cứu, thiết kế, phát triển và tạo nên những loại máy móc có thể bay bao gồm phi cơ dân dụng, tên lửa, vệ tinh hay tàu vũ trụ. >> IELTS TUTOR có hướng dẫn kĩ SỬA BÀI IELTS WRITING TASK 2 ĐỀ THI THẬT NGÀY 22/8/2020 của HS IELTS TUTOR đạt 6.5 Writing
  • Nếu bạn thực sự muốn tìm hiểu nguyên lý để một khối kim loại to lớn và nặng nề như phi cơ có thể bay lên bầu trời thì ngành học này sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời thỏa đáng. Khác với phi hành đoàn, công việc của kỹ sư hàng không sẽ diễn ra chủ yếu trên mặt đất nên có một nghịch lý là người sáng tạo ra máy bay lại không sử dụng máy bay nhiều.
8 ngành kỹ sư phổ biến nhất hiện nay

3. Kỹ sư xây dựng

IELTS TUTOR lưu ý:

  • Lĩnh vực chuyên môn của ngành kỹ sư xây dựng chủ yếu tập trung vào việc quản lý, triển khai và sửa chữa các công trình cá nhân lẫn công cộng như nhà cửa, đường sá, tàu điện và cầu cống. Nghe đến xây dựng là bạn có thể phần nào hình dung tính chất công việc sẽ phải thường xuyên có mặt ở công trường nên sẽ phù hợp với những bạn không ngại nắng gió khi hành nghề. 
  • Đổi lại, bạn sẽ được giữ trọng trách quan trọng trong việc định hình mỹ quan đô thị. Tất cả những công trình nổi tiếng trên thế giới như tháp Eiffel ở Pháp hay nhà hát Opera ở Úc đều có sự đóng góp công sức của kỹ sư xây dựng.
8 ngành kỹ sư phổ biến nhất hiện nay

4. Kỹ sư điện

  • Kỹ sư điện chủ yếu học về cách chế tạo, sử dụng và quản lý không chỉ điện năng mà còn các loại năng lượng khác như gió, nước và ánh sáng mặt trời. Bên cạnh đó, kỹ sư điện còn có nhiệm vụ phát triển và sáng tạo nên các sản phẩm dùng đến điện. Những phát minh như tivi, máy nghe nhạc hay lò vi sóng bạn sử dụng hàng ngày đều có sự dấu ấn của kỹ sư điện. 
  • Thomas Edison có lẽ là kỹ sư điện nổi tiếng bậc nhất với phát minh bóng đèn dây tóc mà bạn chắc chắn đã biết. Nếu bạn muốn có thể thiết kế nên một sản phẩm ứng dụng dùng đến điện để hoạt động tương tự như Thomas Edison thì đây là ngành học phù hợp
8 ngành kỹ sư phổ biến nhất hiện nay

5. Kỹ sư phần mềm

  • Trong thời đại máy tính và điện thoại thông minh phát triển mạnh như ngày nay thì bạn cũng có thể phần nào biết được tầm quan trọng của kỹ sư phần mềm. Hệ điều hành bạn đang sử dụng, trình duyệt bạn đang dùng để đọc bài viết này hay các ứng dụng mạng xã hội ngày nào bạn cũng dành hàng giờ để hóng hớt đều là sản phẩm của kỹ sư phần mềm. Kỹ sư phần mềm là một chuyên ngành nhỏ của Khoa học Máy tính có nhiệm vụ phát triển và xây dựng hệ thống máy tính hoặc ứng dụng phục vụ cho nhu cầu của con người. 
  • Nhu cầu tuyển dụng đội ngũ kỹ sư phần mềm lành nghề chưa bao giờ sụt giảm vì gần như lĩnh vực nào trong cuộc sống cũng có nhu cầu áp dụng các giải pháp công nghệ để cải thiện hiệu quả công việc. Với hàng tỷ chiếc máy tính và điện thoại được sử dụng mỗi ngày trên thế giới thì bạn có thể ước lượng mức độ ảnh hưởng của công việc kỹ sư phần mềm lên xã hội.
8 ngành kỹ sư phổ biến nhất hiện nay

6. Kỹ sư hóa học

  • Ngành học này tập trung vào việc sử dụng các loại hóa chất để sản xuất nên những vật liệu hoặc sản phẩm hữu ích cho đời sống. Dù mang tên là Kỹ sư hóa học nhưng bạn vẫn sẽ được tiếp thu các kiến thức của các lĩnh vực khoa học liên quan như Vật lý, Sinh học, Vi sinh, Sinh hóa, Toán học hay thậm chí là… Kinh tế. 
  • Diễn giải ngành học thì nghe có vẻ trừu tượng nhưng đây là lĩnh vực đóng góp công sức to lớn trong việc tạo nên những sản phẩm quen thuộc trong nhà bạn như dầu gội đầu, kem dưỡng ẩm, nước rửa tay, chì kẻ mắt hay… các gói mì ăn liền. Muốn theo học ngành này thì yêu cầu trước tiên tất nhiên là phải giỏi môn Hóa.
8 ngành kỹ sư phổ biến nhất hiện nay

7. Kỹ sư môi trường

  • Trách nhiệm của kỹ sư môi trường là tìm kiếm giải pháp để quản lý và giảm thiểu chất thải và vấn đề ô nhiễm do các hoạt động sản xuất đem lại. Chẳng hạn như việc khai thác khoáng sản không đúng cách sẽ góp phần gây tác động tiêu cực đến môi trường nên cần có phương hướng xử lý phù hợp để có thể sử dụng tài nguyên một cách bền vững nhưng chất lượng đất, nước và không khí không bị ảnh hưởng quá nặng nề. >> IELTS  TUTOR  hướng  dẫn PHÂN TÍCH ĐỀ THI 30/5/2020 IELTS WRITING TASK 2 (kèm bài sửa HS đạt 6.5)
  • Ngành học này sẽ cung cấp cho bạn kiến thức thuộc nhiều mảng khoa học khác như địa chất, công nghệ, khai khoáng, xử lý nguồn nước,… Nếu bạn là một người yêu môi trường thì đây là ngành học thiết thực nhất trong việc giúp bạn thực hiện mục tiêu bảo toàn môi trường sống của mình và mọi người.
8 ngành kỹ sư phổ biến nhất hiện nay

8. Kỹ sư y sinh

  • Ngành học này kết hợp các kiến thức về Toán, Sinh và Dược để sáng tạo nên những công cụ chăm sóc sức khỏe hay giải quyết các vấn đề y khoa nói chung. Ví dụ như những loại máy móc xét nghiệm bệnh tật chính là một trong sản phẩm giàu ý nghĩa của kỹ sư y sinh trong quá trình khám chữa bệnh bạn thường thấy. 
  • Nếu bạn có mong muốn làm công việc liên quan đến ngành sức khỏe nhưng không thực sự muốn theo đuổi ngành Y dược thì Kỹ sư y sinh là ngành học phù hợp.

III. Cơ hội việc làm chuyên ngành kỹ sư

1. Làm việc tại Việt Nam

  • So với các nước trong khu vực, Việt Nam có nền kinh tế năng động, phát triển nhanh với nhiều cơ hội việc làm đến từ doanh nghiệp trong nước và các công ty đầu tư nước ngoài, tập trung vào lĩnh vực dân dụng, kỹ sư sản xuất, phần mềm,...
  • Cơ hội ngành kỹ sư khá rộng mở ở Việt Nam tuy nhiên mức lương không khá khả quan so với mức lương khi làm việc tại nước ngoài.

2. Làm việc tại nước ngoài

  • Với tấm bằng kỹ sư, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm cơ hội công việc ở nước ngoài. Kỹ sư nông nghiệp hay kỹ sư điện, kỹ sư phần mềm rất dễ tìm được việc ở những quốc gia phát triển như Nhật Bản. Mức lương kỹ sư khi xuất ngoại cũng cao hơn tại Việt Nam.
  • Nếu sang Nhật, bạn có thể nhận mức lương từ 180.000 yên/tháng trở lên (tương đương khoảng 36 triệu đồng), tuỳ vào kinh nghiệm. Nếu có năng lực, lương của bạn có thể lên tới 250.000 yên hoặc 300.000 yên (50 - 60 triệu/tháng).

IV. Thách thức của chuyên ngành kỹ sư

1. Mất cân bằng giới tính: Đa số kỹ sư là nam

  • Mặc dù đã nâng cao nhận thức và có nhiều sự thay đổi trong ngành nhưng trên thực tế, đa số kỹ sư đều là nam giới. Ở khắp nơi trên thế giới, tỷ lệ nam - nữ trong các công việc kỹ sư khác nhau đều có chênh lệch rất lớn. Điều này cũng ảnh hưởng tới sự đa dạng về giới trong toàn ngành.
  • Nghiên cứu của Engineering UK (Anh) cho thấy chỉ 25,4% học sinh nữ trong độ tuổi 16-18 sẽ xem xét theo học các chuyên ngành về kỹ thuật, kỹ sư, trong khi con số này lên đến 51,9% với các học sinh nam. Hơn nữa, khi khảo sát đến độ tuổi lớn hơn, chỉ có khoảng 16% sinh viên ngành kỹ thuật là nữ.
  • Do đó, điều quan trọng là khuyến khích nữ giới theo đuổi công việc trong ngành kỹ sư để đa dạng hoá, bù vào thiếu hụt nguồn nhân lực kỹ sư lành nghề và gia tăng các ý tưởng tích cực cho các lĩnh vực kỹ thuật cụ thể.

2. Nhiều kỹ sư có kế hoạch chuyển ngành

  • Khảo sát ở Anh cho thấy có đến 65% kỹ sư được hỏi nói rằng họ đang xem xét chuyển việc, 48% dự tính thực hiện kế hoạch trong vòng 12 tháng tới. Đây có thể là xu hướng kéo dài trong khoảng 10 năm tới. Xu hướng này đặt ra mối lo ngại về số lượng kỹ sư khi mà hiện tại nguồn cung đã không đủ cầu.
  • Ngoài những vị trí việc làm kỹ sư trên các bạn cũng có thể tìm việc làm kỹ sư kinh doanh. Đây cũng là một trong số những vị trí nổi bật của ngành kinh doanh, được nhiều doanh nghiệp tuyển dụng. Những việc làm cụ thể cùng thông tin chi tiết được cập nhật khá đầy đủ, các bạn hãy tìm hiểu cũng như lựa chọn cho mình việc làm phù hợp và dễ dàng nhất trên Joboko.com nhé.

V. Mức lương của ngành kỹ sư là bao nhiêu?

1. Mức lương khởi điểm

  • Mức lương khởi điểm của kỹ sư cũng tương đương với những ngành nghề khác nhưng tăng nhanh sau khi bạn đã có từ 1 - 2 năm kinh nghiệm. Tuỳ vào công việc kỹ sư cụ thể của bạn mà bạn sẽ nhận được mức lương ban đầu khác nhau.
  • Kết quả khảo sát của các trang tuyển dụng hàng đầu như Joboko, CareerBuilder cho thấy kỹ sư kinh tế xây dựng có mức lương khởi điểm khoảng 5 triệu, kỹ sư điện: 4 triệu, kỹ sư hệ thống 5 triệu,... Nếu trong quá trình đào tạo và thực tập bạn có thành tích tốt, tham gia nhiều dự án và xin được vào công ty lớn, mức lương khởi điểm của bạn sẽ cao hơn. Trong khi đó, trên thế giới, mức lương của một kỹ sư có thể bắt đầu từ khoảng hơn 50.000 USD/năm (tương đương khoảng hơn 1 tỷ đồng/năm).

2. Mức lương theo kinh nghiệm

  • So với các ngành nghề khác, lĩnh vực kỹ sư thường có xu hướng tăng lương rất nhanh theo kinh nghiệm và số dự án bạn hoàn thành. Kết quả khảo sát cho thấy với 1, 2 năm kinh nghiệm, lương kỹ sư kinh tế xây dựng đạt mức 9 - 14 triệu đồng/tháng (tăng gần gấp 2 hoặc 3 lần so với ban đầu).
  • Với những người lành nghề, mức lương lên tới khoảng 27 triệu đồng/tháng. Vị trí kỹ sư điện cũng đạt mức trung bình khoảng 8,4 - 13,1 triệu/tháng sau khoảng 2 đến 3 năm kinh nghiệm. Với tay nghề cao, bạn có thể kiếm được tới 30 triệu đồng/tháng.
  • Trong một nghiên cứu được tiến hành vào nửa sau năm 2019 cho thấy tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh, lương kỹ sư có thể lên tới 4.000 USD/tháng (khoảng xấp xỉ 100 triệu đồng) và các vị trí kỹ sư trưởng có thể là 8.000 USD/tháng (gần 200 triệu đồng/tháng). Tuy nhiên, thực tế là rất ít kỹ sư nhận được mức lương cao như thế này, ngoài trình độ cũng sẽ cần kinh nghiệm lâu năm, uy tín cá nhân và tùy vào đơn vị, doanh nghiệp làm việc.

VI. Lý do bạn nên học nhóm ngành Kỹ sư

  • Bạn yêu thích giải quyết vấn đềNgành Kỹ sư sẽ dành cho bạn nếu cảm thực sự yêu thích việc giải quyết các vấn đề, chịu được áp lực công việc và cảm thấy hứng thú khi mọi việc trở nên ổn thỏa. Với tính chất ngành học mang tính ứng dụng cao, cho nên lựa chọn theo học ngành Kỹ sư, bạn sẽ có cơ hội học được các kỹ năng để nâng cao khả năng giải quyết vấn đề theo cách tốt nhất.
  • Bạn muốn thử thách và không ngừng phát triển bản thânVới tính chất đặc thù ngành nghề, nên nhóm ngành Kỹ sư đòi hỏi bạn phải là người luôn không ngừng tìm tòi và chấp nhận đối mặt với những vấn đề khó khăn để phân tích và giải quyết chúng. Chính vì thế, học ngành Kỹ sư giúp bạn có thể trau dồi và phát triển sự hiểu hiểu biết của bản thân.
  • Ngành học mang lại cơ hội việc làm tốt cho bạnTư duy phân tích mạnh mẽ, kỹ năng giải quyết vấn đề sáng tạo và quy trình tư duy logic tuyệt vời - đây là những kỹ năng tuyệt vời mà các nhà tuyển dụng từ bất kỳ ngành nào sẽ đánh giá cao. Là một kỹ sư, bạn có thể chọn làm việc trong nhiều ngành liên quan đến kỹ thuật như viễn thông hoặc dầu khí và hơn thế nữa, ngày nay bạn có thể thấy những sinh viên tốt nghiệp kỹ thuật trong các lĩnh vực kinh doanh như tài chính, ngân hàng đầu tư hoặc tư vấn quản lý.
  • Bạn sẽ có được những kỹ năng quan trọng và tự tin hơn với bản thânNhư đã nói ở trên, với môi trường học tập và làm việc mang đầy tính thử thách nên đòi hỏi bạn phải tự trang bị cho bản thân những kỹ năng quan trọng để giải quyết những vấn đề và thử thách đó. Một khi bạn đã có được những kỹ năng nói trên cũng như khả năng phản xạ trong mọi tình huống thì khi đó bạn sẽ hoàn toàn tự tin để đối mặt với bất kỳ thử thách nào mà ngành nghề này mang lại.

VII. Các trường đào tạo ngành kỹ sư

  • Chương trình đào tạo kỹ sư thường rơi vào khoảng từ 4-5 năm. Nội dung học tập sẽ xoay quanh các môn kỹ thuật cơ khí, cơ điện tử, kỹ thuật ô tô, xây dựng,.. tuỳ vào chuyên ngành. Ở các hệ đào tạo kỹ sư chất lượng cao, bạn có thể sẽ được tiếp cận thêm nhiều bộ môn đặc biệt như ngoại ngữ, tin học, mỹ thuật công nghiệp,… Yêu cầu đầu vào của hệ cử nhân đại học các chuyên ngành kỹ sư thường ở mức điểm từ 22-26 điểm, các tổ hợp xét tuyển phổ biến là A00, A01, A07, D,… 
  • Tại Việt Nam, một số trường đào tạo kỹ sư hàng đầu có thể kể đến là trường đại học Bách Khoa Hà Nội, đại học xây dựng, đại học Công nghiệp và đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • đại học Bách Khoa Hà Nội: Các khối ngành kỹ thuật - Điểm chuẩn 2019-2020-2021          
  • đại học Xây dựng: Các khối ngành kỹ thuật - Điểm chuẩn 2019-2020-2021 
  • Công nghiệp và đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội - Các khối ngành kỹ thuật - Điểm chuẩn 2019-2020-2021.   

VIII. Những câu hỏi thường gặp về chuyên ngành kỹ sư

1. Thời gian thử việc của kỹ sư là bao lâu?

  • Thời gian thử việc của các công việc kỹ sư thường tuân thủ theo quy định của Luật Lao động: thử việc 2 tháng. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp, cơ quan và vị trí kỹ sư cụ thể mà thời gian thử việc có thể được điều chỉnh. Trên thực tế, trước khi tốt nghiệp các kỹ sư cũng thường có những đợt thực tập dài, làm nhiều đồ án khác nhau.

2. Khi nào thì ngành kỹ sư được thăng chức?

  • Bất cứ kỹ sư nào cũng muốn phấn đấu để trở thành kỹ sư trưởng. Các vị trí quản lý không chỉ cho thu nhập cao hơn mà còn thể hiện sự nỗ lực, đóng góp và tài năng của bạn. Kỹ sư trưởng đóng một vai trò không thể thiếu trong thành công chung của công việc kỹ sư.
  • Vị trí này đòi hỏi một bằng kỹ sư theo chuyên ngành nhất định, tối thiểu 4 năm kinh nghiệm trong vai trò giám sát, tốt nhất là quản lý một nhóm từ 10 kỹ sư trở lên và chứng minh được khả năng trong ngành. Bằng cấp cao hơn thường được ưu tiên.
  • Để có thể thăng chức, trở thành một kỹ sư trưởng, bạn phải thể hiện được kỹ năng giải quyết vấn đề xuất sắc cũng như khả năng phân tích sắc sảo, có khả năng lãnh đạo mạnh mẽ, cũng như kỹ năng giao tiếp tuyệt vời. Hồ sơ của bạn phải phản ánh được sự hiểu biết về các công nghệ mới và các phương pháp tiên tiến trong lĩnh vực. Điều quan trọng là các kỹ sư trưởng liên tục học hỏi, tìm kiếm chứng chỉ bổ sung để phục vụ công việc.
  • Một số kỹ sư dân dụng hoặc các công việc định hướng cộng đồng khác có thể cần đạt được yêu cầu, thi lấy giấy phép của nhà nước để làm việc và thăng tiến.

IX. Từ vựng tiếng anh ngành kỹ sư

1. Từ vựng tiếng Anh cơ bản dành cho kỹ sư điện

1. Accesssories: phụ kiện

2. Active power: công suất hữu công, công suất tác dụng, công suất ảo

3. Alarm bell: chuông báo tự động

4. Ammeter: ampe kế

5. Announciation: báo động bằng âm thanh (chuông hoặc còi)

6. Armature: phần cảm

7. Auxiliary contact, auxiliary switch: tiếp điểm phụ

8. Auxiliary oil tank: bồn dầu phụ, thùng giãn dầu

9. AVR (Automatic Voltage Regulator): bộ điều áp tự động

10. Ball bearing: vòng bi, bạc đạn =>> Tham khảo thêm Cách dùng danh từ "bearing" tiếng anh

11. Bearing seal oil pump: bơm dầu làm kín gối trục

12. Bearing: gối trục, bợ trục, ổ đỡ…

13. Boiler feed pump: bơm nước cấp cho lò hơi

14. Burglar alarm: chuông báo trộm =>> IELTS TUTOR hướng dẫn Phân biệt THIEF, ROBBER, BURGLAR và STEAL trong Tiếng Anh

15. Burner: vòi đốt

16. Busbar: thanh dẫn

17. Busbar differential relay: rơ le so lệch thanh cái

18. Bushing type CT: biến dòng chân sứ

19. Cable: cáp điện

20. Capacitor: tụ điện

21. Cast-Resin dry transformer: máy biến áp khô

22. Check valve: van một chiều

23. Circuit Breaker: aptomat hoặc máy cắt

24. Circuit breaker: máy cắt.

25. Circulating water pump: bơm nước tuần hoàn

26. Compact fluorescent lamp: đèn huỳnh quang

27. Compensate capacitor: tụ bù

28. Condensat pump: bơm nước ngưng.

29. Conduit: ống bọ

30. Connector: dây nối

2. Từ vựng tiếng Anh dành cho kỹ sư cầu đường

  • Bridges: Cầu =>> Tham khảo thêm Từ vựng topic "bridge" (Cây cầu) IELTS
  • Construction site: Công trình xây dựng
  • Full-scale detail drawing: Bản vẽ chi tiết theo kích thước thật
  • Topographic survey drawing: Bản vẽ khảo sát địa hình
  • Cubage of the building: Khối tích công trình
  • Surveying, working drawing preparation: Khảo sát, lập bản vẽ thi công
  • Detour: Đường tránh.
  • breast beam : tấm tì ngực; (đường sắt) thanh chống va. =>> Tham khảo thêm Từ vựng & ideas topic"cosmetic/plastic surgery"IELTS
  • Topographic survey drawing: Bản vẽ khảo sát địa hình.
  • Surveying, working drawing preparation: Khảo sát, lập bản vẽ thi công.
  • Clearing and grubbing: Thu dọn mặt bằng.
  • Demolition of strengthened concrete constructions: Phá tháo kết cấu bê tông cốt thép.
  • Drainage: Thoát nước.
  • Slope safety constructions: Kết cấu gia cố mái dóc.
  • Pier: Trụ.
  • Concrete pushed pile: Cọc đóng.
  • Substructure: Kết cấu phần dưới.
  • Crabe truck: Xe cầu.
  • Mixer truck: xe vận chuyển bê tông.
  • Mixing machine: Máy uốn.
  • Drilling rig: Thiết bị khoan.

Tóm lại, qua bài viết trên, IELTS TUTOR mong rằng các bạn đã trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về chuyên ngành kỹ sư để chọn cho mình chuyên ngành phù hợp với sở thích và định hướng của mình nhất.

Các khóa học IELTS online 1 kèm 1 - 100% cam kết đạt target 6.0 - 7.0 - 8.0 - Đảm bảo đầu ra - Thi không đạt, học lại FREE

Các khóa học IELTS online 1 kèm 1 - 100% cam kết đạt target 6.0 - 7.0 - 8.0 - Đảm bảo đầu ra - Thi không đạt, học lại FREE

>> IELTS Intensive Writing - Sửa bài chi tiết

>> IELTS Intensive Listening

>> IELTS Intensive Reading

>> IELTS Intensive Speaking

Các khóa học IELTS online 1 kèm 1 - 100% cam kết đạt target 6.0 - 7.0 - 8.0 - Đảm bảo đầu ra - Thi không đạt, học lại FREE
Các khóa học IELTS online 1 kèm 1 - 100% cam kết đạt target 6.0 - 7.0 - 8.0 - Đảm bảo đầu ra - Thi không đạt, học lại FREE
Các khóa học IELTS online 1 kèm 1 - 100% cam kết đạt target 6.0 - 7.0 - 8.0 - Đảm bảo đầu ra - Thi không đạt, học lại FREE